Uttarakhand Logo
Hoài Hương diễn đàn
http://hoaihuong.free.fr/
Welcome
Username:

Password:


Remember me

[ ]
Forums
Moderators: trungnien, songque, hoaimong, hoainho, QueMe
Author Post
hoainho
Tue Jan 06 2015, 07:28PM


Registered Member #44
Joined: Wed Oct 22 2014, 01:34PM

Posts: 3392
Thanked 195 time in 170 post
Tưởng Niệm Vị Tướng
Của Mùa Hè Đỏ Lửa 1972




Tướng Trưởng và đại úy Thomas Throckmorton.
Hình chụp trước trận Hắc Dịch, tháng 2 năm 1964



Tháng 8 năm 1964, cùng với đại úy Arvid E. West,
vừa nhảy dù xuống mật khu Thất Sơn, Châu Đốc.



Chưa nhạt mùi thuốc súng ở Vùng III, tháng 3 năm 1965, Tướng Trưởng đem tiểu đoàn trở lại Vùng I đánh trận Thăng-Bình.
Chiến thắng ở Thăng-Bình có sự quan sát của một sĩ quan sau này trở thành đại tướng: Norman Schwarzkopf.
Tướng Schwarzkopf lúc đó là thiếu tá cố vấn của tiểu đoàn.
Hai mươi năm sau, sau khi cuộc chiến đã tàn; miền Nam đã thất thủ, tướng Schwarzkopf vẫn không quên ấn tượng ông thấy, và bài học ông học được về lối điều binh của Tướng Ngô Quang Trưởng.
Năm 1995 khi tướng Schwarzkopf trở lại Việt-Nam thăm chiến trường cũ, ông có thực hiện một chương trình truyền hình cho một hãng thông tấn. Chiếu lại địa hình của trận Thăng Bình ông nói, khi tiểu đoàn lọt vào địa cứ của cộng sản, quân địch tràn ra đánh.



Trung tá Ngô Quang Trưởng và Thiếu Tá Norman Schwarzkopf


Tiểu đoàn 5, dù bị thiệt hại, nhưng họ chấp nhận và tiếp tục xung phong và chiếm được mục tiêu.... Lính của Tướng Ngô Quang Trưởng đánh như để thử thách đối phương; để chứng tỏ họ không sợ đối phương (trong trận này, y sĩ tiểu đoàn là bác sĩ Đỗ Vinh bị tử trận.
Bệnh viện Nhảy Dù Đỗ Vinh là tên của vị y sĩ này).
Nhưng sự khâm phục của một vị Tướng tương lai không quan trọng bằng sự hài lòng của một vị tướng đang quan sát mặt trận: Thiếu Tướng Nguyễn Chánh Thi đang là tư lệnh Vùng I.
Với tiểu đoàn chiến thắng là tiểu đoàn cũ của mình 10 năm trước (Tướng Thi coi Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù tháng 5-1955),
Tướng Thi đặt cách cho Tướng Ngô Quang Trưởng lên trung tá.

Lên Trung Tá trong những năm của thập niên 1960 là niềm vui, một sự hãnh diện, nếu người đó không còn thích làm tiểu đoàn trưởng hay thích đi tác chiến. Vào thời đó, Tiểu-Đoàn-Trưởng -- commandant; chef de bataillon; hay chef d’escadron -- chỉ là Thiếu Tá. Trên Thiếu Tá thì … phải đi tìm một việc khác! Lên Trung Tá, Tướng Trưởng được gọi về làm Tham-Mưu-Trưởng Sư đoàn.
Nhưng làm về tham mưu không phải là việc làm Tướng Ngô Quang Trưởng thích. Và ông để lộ ra ý nghĩ đó vài tháng sau, khi được chỉ định làm Tư-Lệnh-Phó Sư đoàn Nhảy Dù.

Giữa tháng 5 năm 1966 một biến cố xảy ra làm thay đổi cuộc đời của Tướng Ngô Quang Trưởng.
Những biến động đồn dập ở miền Trung gây ra nhiều sự lo âu cho chính quyền trung ương Sài-Gòn.
Sài-Gòn thay sáu Tư -Lệnh Vùng I trong ba tháng, nhưng tình hình vẫn không thay đổi.
Hội Đồng Quân Nhân quyết định dùng quân đội để tái lập trật tự.



Tháng 5 năm 1967, Chuẩn Tướng Ngô Quang Trưởng, Thiếu Tướng Hoàng Xuân Lãm, Vùng I.
Sau lưng tướng Lãm là Trung Tướng Lewis W, Walt, tư lệnh Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, Việt Nam.
Sau lưng Tướng Walt là Thiếu Tướng Bruno A. Hochmuth, Tư Lệnh Sư Đoàn 3,
Thuỷ Quân Lục Chiến. Bốn tháng sau, Hochmuth chết vì tai nạn trực thăng.



Tướng Ngô Quang Trưởng, đang là Đại tá Tư -Lệnh-Phó Nhảy Dù, dưới quyền chỉ huy của Tướng Dư Quốc Đống, đem 5 tiểu đoàn Nhảy dù cùng Chuẩn tướng Nguyễn Ngọc Loan đưa Cảnh Sát Dã Chiến cùng Thuỷ Quân Lục Chiến ra vùng I để tái lập trật tự.



Từ giai đoạn này đến ngày Tướng Ngô Quang Trưởng rời binh chủng Nhảy Dù để về làm Tư-Lệnh Sư đoàn 1, chúng ta không biết chuyện gì xảy ra -- về phương diện tài liệu có được.

Đà Nẵng, tháng 8 năm 1972. Mặc dù đang chuẩn bị kế hoạch tái chiếm Quảng Trị, Tướng Ngô Quang Trưởng bỏ thì giờ đến chào tiển biệt và gắn huy chương cho các binh sĩ của Sư Đoàn 23 Bộ Binh (Americal Divison) đang trên đường hồi hương trong chương trình Việt Nam Hoá.



Chúng ta không biết Tướng Ngô Quang Trưởng bị hay được chỉ định thay thế Chuẩn tướng Phan Xuân Nhuận, Tư lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh, sau khi tướng Nhuận và một số sĩ quan cao cấp của Vùng I bị đưa ra hội đồng kỷ luật. Theo những người quen với Tướng Ngô Quang Trưởng kể lại, Tướng Ngô Quang Trưởng đã lưỡng lự tạm thời nhận chức tư lệnh một sư đoàn bộ binh vì ông không muốn rời màu áo của lính Dù.
Tướng Ngô Quang Trưởng từ Sài-Gòn đi máy bay ra Huế để nhận nhiệm sở mới. Và để giới thiệu với đơn vị mới cùng người dân địa phương mình là lính Dù, Tướng Ngô Quang Trưởng nhảy dù xuống Huế để nhận nhiệm sở.
Nhưng nhảy dù biểu diễn đôi khi có nhiều rũi ro hơn là nhảy dù vào trận địa.
Ngày hôm đó chắc trẻ con và dân chúng Huế ở hai bên bờ sông sẽ reo hò thích thú khi thấy một người lính Dù đáp xuống nước giữa sông Hương!
Theo lời của Đại Tá Tôn Thất Soạn, lúc đó đang cùng đại tá Nguyễn Thành Yên chỉ huy các đơn vị Thuỷ Quân Lục Chiến đang có mặt ở Huế, một chiếc thuyền máy chờ sẵn trên sông chạy đến vớt Tướng Ngô Quang Trưởng lên.



Đại Tá Tôn Thất Soạn Thuỷ Quân Lục Chiến.



Đại Tá Nguyễn Thành Yên Thuỷ Quân Lục Chiến.


Từ sông Hương, Thuỷ Quân Lục Chiến dùng hai xe Jeep hộ tống Tướng Ngô Quang Trưởng vào thành nội Huế để nhận chức tư lệnh đầu tiên của ông.

Trong thời gian chỉ huy Sư Đoàn 1 Bộ Binh, tướng Trưởng được nhiều sĩ quan Hoa Kỳ chú ý. Trong hồi ký A Soldier Reports, Westmoreland nói ông nhận được nhiều báo cáo tốt về Sư Đoàn 1 và người tư lệnh.
Tướng Westmoreland đi xa hơn khi ông viết, “Nhiều tướng lãnh nói cho tôi biết họ tin vào khả năng của Tướng Ngô Quang Trưởng đến độ họ nghĩ ông có thể chỉ huy một sư đoàn lính Mỹ được”.
Năm 1999 khi tác giả Lewis Sorley cho ra tác phẩm A Better War, và sau đó, năm 2004, The Abrams Tapes, chúng ta mới đọc được nhiều lời bình phẩm về Tướng Ngô Quang Trưởng giữa các tướng lãnh cao cấp Mỹ ở bộ tư lệnh MACV.
Lý do phải chờ những cuốn sách nói trên ra đời để biết thêm những nhận định về Tướng Ngô Quang Trưởng, là vì phần lớn những nhận định xảy ra trong những cuộc đàm thoại bí mật ở MACV. Hai tác phẩm của nhà quân sử Sorley phần lớn dựa vào những tài liệu giải mật của bộ tư lệnh MACV


Tướng Ngô Quang Trưởng được thăng chức Chuẩn Tướng khi đang chỉ huy Sư Đoàn 1 năm 1967. Sau trận Mậu Thân 1968, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu thăng cấp Tướng cho một số Tướng lãnh -- một số Tướng vì có công trạng, và một số Tướng được thăng chức để củng cố thế lực của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trong quân đội. Chuẩn Tướng Ngô Quang Trưởng có tên trong danh sách được thăng thưởng.
Tướng Ngô Quang Trưởng mang lon Thiếu tướng vào mùa thu năm 1968.
Mùa xuân năm 1970, khi Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà chuẩn bị đánh qua Cam Bốt, trong một lần nói chuyện giữa Tổng Thống Nguyễn VănThiệu và Đại tướng Abrams, ông Thiệu nói với tướng Abrams là ông muốn thay đổi một số tư lệnh sư đoàn và quân đoàn, và theo ý kiến của tướng Abrams thì ai xứng đáng cho những chức vụ Tư-Lệnh mới.
Đại tướng Abrams nói ông không hiểu hay biết nhiều về tâm lý người Việt Nam. Nhưng với tất cả sự thiếu hiểu biết của một người Mỹ, ông nghĩ Tướng Ngô Quang Trưởng là người xứng đáng nhất; một người tướng có khả năng về mọi mặt, nhất là về bình định nông thôn, một chương trình mà chính phủ Việt Nam Cộng Hoà cần phải thực hiện nhanh.
Trước đó, trong một lần nói chuyện với đại tướng Cao Văn Viên, tướng Abrams có so sánh lối chỉ huy của Tướng Ngô Quang Trưởng với lối chỉ huy của một vị tướng tư lệnh sư đoàn khác cũng có khả năng như Tướng Ngô Quang Trưởng...
Nghe xong, tướng Cao Văn Viên giải thích cho tướng Abrams về sự khác biệt giữa hai ông tướng: khi tướng Trưởng ra một quân lệnh nào đó, ông sẽ đích thân đi ra các cấp đơn vị từ nhỏ đến lớn để coi lệnh của ông có được thi hành không; trong khi người tướng kia thì chỉ để cho sĩ quan dưới quyền hành sự.
Sau này, qua những gì sĩ quan báo cáo lại, Tướng Abrams nghĩ nhận xét của đại tướng Cao Văn Viên là đúng.
Và sau này, vào năm 1972, khi tướng Ngô Quang Trưởng ra chỉ huy Vùng I, hai người cố vấn Mỹ ở quân đoàn đều thấy lối làm việc của tướng Trưởng: quân lệnh lúc nào cũng đi kèm với sự hiện diện của ông ở mọi cấp của đơn vị.
Trong khi Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu còn đang lưỡng lự với quyết định chọn lựa các Tư lệnh Quân đoàn, thì một biến cố xảy đến bắt ông phải quyết định:
Ngày 20 tháng 5 năm 1970, Thiếu tướng Nguyễn Viết Thanh, Tư lệnh Vùng IV bị tử nạn trực thăng trong cuộc hành quân đánh qua Cam Bốt. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu bổ nhiệm thiếu tướng Ngô Dzu thay cố Trung tướng Thanh ở Vùng IV. Nhưng chỉ ba tháng sau, vì một lý do nào đó, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đưa tướng Dzu lên coi Vùng II, và chỉ định Thiếu Tướng Ngô Quang Trưởng về Vùng IV.




.








[/center]
Back to top
 

Jump:     Back to top

Syndicate this thread: rss 0.92 Syndicate this thread: rss 2.0 Syndicate this thread: RDF
Powered by e107 Forum System uses forum thanks
Online
Members: 0

Click To Show - Guests: 1

Click To Show - Last Seen

Click To Show - Newest Members

Đây là một diễn đàn tự do nên Diễn đàn không chịu trách nhiệm các bài viết của các Thành viên