Uttarakhand Logo
Hoài Hương diễn đàn
http://hoaihuong.free.fr/
Welcome
Username:

Password:


Remember me

[ ]
Forums
Hoài Hương diễn đàn :: Forums :: Phòng Kiến Thức :: Phóng Sự _ Tài liệu _ Đất nước _ con người
 
<< Previous thread | Next thread >>
Kho Tàng Lịch Sử & Quân Sử Của Việt Nam Cộng Hoà
Go to page   <<        >>  
Moderators: trungnien, songque, hoaimong, hoainho, QueMe
Author Post
hoainho
Fri Jan 01 2016, 10:32AM


Registered Member #44
Joined: Wed Oct 22 2014, 01:34PM

Posts: 3392
Thanked 195 time in 170 post
Những mốc son trong Lịch Sử
Việt Nam Cộng Hòa đáng ghi nhớ




Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu
đọc diển văn tại trung tâm Sài Gòn...


Bài tường thuật của Thiếu Tá Tuỳ Viên Nguyễn Tấn Phận:

•Thoát chết lúc ra đi

] Chương trình họp nói trên tôi có ghi trong sổ tay... Thông qua các buổi họp như vậy, những nhà làm chánh trị, những nhà bàn luận thời cuộc, những nhà chạy tin có cơ hội để “ luận cổ suy kim.” Thiếu Tá Thông là người hay suy luận nhưng ông là người thành thật và rất tốt bụng.
Ông có những lập luận khéo léo, có ý cho tôi biết những gì ông nói chỉ là suy đoán, có nghĩa là không phải ý đó phát xuất từ “ anh Tư.”
Riêng tôi, qua những gì tôi quan sát tận mắt, nghe ngóng dư luận và theo dỏi báo chí, tôi cũng có những nhận định giống như vậy – Đại Tướng sẽ có cơ hội trở về . . .

Bước ra phía trước nhà, tôi thấy ông Thomas Polgar đang ngồi tại bàn viết của sĩ quan Tùy viên. Ông kiểm soát lại danh sách phái đoàn để điền tên vào parole documents, dựa vào bản văn của Tổng Thống Thiệu.

Danh sách phái đoàn do cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu trình lên Tổng Thống Trần Văn Hương có nội dung như sau: (Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu viết tay)

Kính trình Tổng Thống Trần Văn Hương,

Thưa Cụ,

Để thực hiện công tác cụ giao phó, tôi kính xin cụ chấp thuận cho những sĩ quan sau đây gọi là thành phần tối thiểu cần thiết để giúp tôi, đi theo tôi trong suốt thời gian công du:

1. Đại Tá Võ Văn Cầm
2. Đại Tá Nguyễn Văn Đức
3. Đại Tá Nhan Văn Thiệt
4. Đại Tá Trần Thanh Điền
5.Trung Tá Tôn Thất Ái Chiêu
6. Bs Thiếu Tá Hồ Vương Minh
7. Đại Úy Nguyễn Phú Hải (giờ chót không có mặt)
8. Phục dịch viên Nghị (giờ chót không có mặt)

Ngoài ra, Cựu Thủ Tướng Đại Tướng Trần Thiện Khiêm cũng cần đem theo những sĩ quan và dân sự sau đây:

1. Trung Tá Đặng Văn Châu
2. Thiếu Tá Đinh Sơn Thông
3. Thiếu Tá Nguyễn Tấn Phận
4. Ông Đặng Vũ (giờ chót không có mặt)

Đại Tướng Trần Thiện Khiêm nhờ tôi trình cụ chấp thuận ./.

Kính chào Tổng Thống

(ký tên Thiệu)

Tổng Thống Trần Văn Hương phê thuận,

Đề ngày 25 tháng 4 năm 1975

Và ký tên Trần Văn Hương


Ở đây có một sự trùng hợp lịch sử. Khi viết danh sách phái đoàn để trình lên Tổng Thống Trần Văn Hương, cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu muốn Đại Tá Cầm đánh máy, Đại Tá Cầm không biết đánh máy, ông Thiệu đành phải viết tay; khi có lịnh của Đại Sứ Martin là phải mang theo bàn đánh máy khi đến nhà Đại Tướng Trần Thiện Khiêm, ông Polgar quên đem theo bàn đánh máy.
Thành ra hai văn kiện: một là danh sách phái đoàn của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và hai là tên điền vào mẫu parole documents đều không đánh máy, mà phải viết tay.

Cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, với bản tánh cố hữu, người luôn luôn nghĩ xa, ra lịnh cho Đại Tá Cầm ở Đài Bắc làm nhiều bản photocopy danh sách phái đoàn do Tổng Thống Trần Văn Hương chấp thuận, phát cho mỗi người một bản để trong trường hợp cần thì có thể làm bằng chứng với Sở Di Trú của quốc gia sẽ đến định cư. Lúc đó chúng tôi chưa biết đi đâu.

Tại hành lang trước nhà, trong ánh sáng mờ mờ ảo ảo, các ông Đại Tá Cầm, Thiệt, Đức, Điền, Trung Tá Chiêu, Bác sĩ Minh đang xúm xích bàn chuyện nhỏ to.
Mọi người đều ăn mặc chỉnh tề có vẻ như là những quan chức lớn sắp lên đường đi công tác ở ngoại quốc hơn là sắp đi tỵ nạn. Tất cả chúng tôi cũng không ai tin là sẽ đi tỵ nạn.
Trên tay mỗi người xách một túi xắc nhỏ.

Cũng cần nói thêm, Đại Tá Cầm là người rất nhiệt thành với công vụ và cũng là cấp thừa hành “ một cách triệt để.”
Sau khi Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ra lịnh “mỗi người chỉ được đem theo một xách tay nhỏ,” thì ông lại khuyên anh em “không nên mang theo gì hết – nên đi tay không! ”

Đoạn đường dài như vô tận

Đúng 9 giờ tối…


Vừa điền giấy xong thì ông Thomas Polgar phân phát tờ parole document (tờ tạm cư) cho từng người.
Ngay khi vừa đến Đài Bắc, “Cơ quan Đại diện Mỹ” tại đây lập tức thu hồi lại tất cả, duy chỉ có mỗi Trung Tá Chiêu, không hiểu sao ông vẫn còn giữ được tờ giấy này.

Chúng tôi lần lượt ra xe và yêu cầu họ mở cốp sau. Tôi bỏ cái samsonite vào, (Lúc ông Polgar đang viết, tôi đã bỏ cây K54 vào samsonite ) hai khẩu súng nhỏ va chạm vào nhau khua lộp cộp. (Trong sách của Frank Snepp có nhắc tới chuyện này. )
Ông có nghe tiếng kim loại khua khi chúng tôi xếp xắc tay vào cốp xe, và có thể nghĩ đó là tiếng va chạm của vàng bạc, châu báu!

Liền sau đó Tổng Thống Thiệu, Đại Tướng Khiêm, Polgar, Timmes cùng ra xe. Đại Tướng Khiêm ngồi xe trước với ông Polgar.
Tổng Thống Thiệu ngồi xe sau với tướng Timmes; ông ngồi giữa tướng Timmes và Đại Tá Đức, Trung Tá Chiêu ngồi ghế trước với tài xế là ông Frank Snepp. Chúng tôi chia nhau vào hai xe còn lại.

Thời gian từ lúc ông Thiệu đến nhà Đại Tướng Khiêm đến khi bắt đầu ra xe kéo dài độ 10 phút!

Đoàn xe bắt đầu chạy hướng về cổng chánh Bộ Tổng Tham Mưu, vừa ra khỏi cổng thì quẹo phải, đi thẳng vào cổng phi trường Tân Sơn Nhứt...










[/center]
Back to top
hoainho
Sat Jan 02 2016, 02:47AM


Registered Member #44
Joined: Wed Oct 22 2014, 01:34PM

Posts: 3392
Thanked 195 time in 170 post
Những mốc son trong Lịch Sử
Việt Nam Cộng Hòa đáng ghi nhớ




Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, và Graham Martin
ngày 20 tháng 7 năm 1973 tại Sài Gòn ....


Bài tường thuật của Thiếu Tá Tuỳ Viên Nguyễn Tấn Phận:

•Thoát chết lúc ra đi

Tôi giật mình khi nhận ra cả khu vực phi trường tối om.
Dường như hệ thống điện hoàn toàn bị cắt.
Nhìn vào cổng VIP – khu vực dành riêng cho các viên chức cao cấp – giờ nầy vắng tanh giống như cổng vào bãi tha ma.
Đoàn xe chạy vòng qua khu dành riêng cho hảng Air America của cơ quan tình báo Mỹ.
Khi sắp tới đường băng, tất cả xe đều tắt đèn, di chuyển trong bóng đêm.
Sau đó bóng một chiếc máy bay lù lù hiện ra dưới chân trời nhờ đèn trong buồng máy cháy sang, một loại máy bay giống như DC6. Khi tới gần chiếc máy bay, đoàn xe bất thần thắng gấp vì thấy có bóng người.
Xe thứ hai ủi tới suýt đụng vào xe đi trước vì trời tối.
Hai xe sau tạt qua hai bên hông xe Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.
Chiếc xe tôi ngồi vừa thắng gấp vừa bẻ tay lái kêu nghe ken két.
Một cuộc biểu diễn ngoạn mục.
Dù đó là do sắp xếp hay chỉ là một “tai nạn” nhưng dưới con mắt an ninh họ là những thành phần phải được liệt vào hàng các tay bảo vệ yếu nhân chuyên nghiệp.
Xe Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu bị bao vây bởi ba chiếc xe Chevrolet to lớn.
Xa xa trong bóng đêm, xung quanh chúng tôi xuất hiện có nhiều người Mỹ vạm vỡ, vận thường phục, súng M16 dựng đứng bên hông, trong thế tác chiến…
Chúng tôi tông cửa xe, bước xuống mau.
Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đi trước, Đại Tướng Trần Thiện Khiêm theo sau, rồi Polgar, Timmes.
Chúng tôi nối đuôi theo sau.
Hình ảnh ông Đại Sứ Graham Martin – một quan Khâm sai của Đại Vương quốc Hoa Kỳ – hiện ra tại chân cầu thang máy bay như một vị thần hộ mạng, giống với hình ảnh ông thần miễu Ông Tà ở Ô-Môn quê tôi mà hồi nhỏ tôi đã tưởng tượng ra: đôi mắt xanh, tóc bạc trắng, hai tay dài lòng thòng… ai cũng phải sợ.
Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu bắt tay ông Đại Sứ.
Hai bên trao đổi mấy lời.
Tất cả leo lên mau.
Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, Đại Tướng Trần Thiện Khiêm, tướng Timmes vào buồng danh dự.
Tại đây có bốn ghế bành bọc vải trắng. (Sau nầy mới biết đó là máy bay riêng của Đại Sứ Martin)
Đại Sứ Martin vào tận buồng máy nói vài lời tiễn biệt rồi vội vã rời máy bay.
Chúng tôi mạnh ai nấy tìm chỗ ngồi ở các hàng ghế phía sau. Vào thời điểm nâỳ, Trung Tá Nguyễn Văn Phú Hiệp là phi công chiếc máy bay Air Việt Nam 727 có lịnh ứng trực, chuẩn bị sẵn sàng, chỉ dành riêng cho Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu sử dụng.
Trung Tá Hiệp trước kia là Trưởng phi hành đoàn trực thăng Phủ Tổng Thống.
Anh Hiệp, giờ chót không đi được, sau nầy chết trong trại tù cộng sản.
Cũng vào thời gian nói trên, một vài đơn vị trưởng các đơn vi phòng thủ Thủ Đô, và các đơn vị đóng quân gần khu vực phi trường Tân Sơn Nhứt được nghe dư luận đồn đải là có người rỉ tai: “ ông Thiệu sẽ dùng Air Việt Nam để ra khỏi nước. . .”



*Douglas C118 tương tực chiếc phi cơ CIA (Aie America)
đã đưa hai ông Thiệu Khiêm và tùy tùng đi Đài Bắc



Khi tất cả chúng tôi ngồi vào chỗ rồi thì Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ phía trước bước ra sau chỗ chúng tôi.
Ông đứng giữa hai hàng ghế với khuôn mặt không còn giống như hồi ở nhà Đại Tướng nữa.
Nét nghiêm nghị như giận dữ hiện rõ trên khuôn mặt như tôi đã từng chứng kiến nhiều lần trước kia.
Các sĩ quan làm việc quanh ông đôi khi phải đón nhận những phản ứng dữ dội từ ông, thay cho các đối tượng mà ông vì cần phải giữ hòa khí ở một mức độ có thể coi được, ông thường “giận cá chém thớt” và hay “phang nhầm” chúng tôi.
Với cái nhìn sáng quắc, mặt đỏ gay, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu gằn từng tiếng: “Nè, các chú nhớ là không được nói gì hết.
Có ai hay báo chí hỏi thì trả lời là không biết gì hết! Nghe chưa! ” Nói xong ông liền trở về phía trước.

Đoạn đường từ Bộ Tổng Tham Mưu đến đây không xa, chỉ là một khoảng đường rất ngắn nhưng với tôi nó thật dài.
Cho tới bây giờ, khi ngồi ghi lại những dòng nầy tôi vẫn còn cảm thấy mọi việc như vừa mới xảy ra!









[/center]
Back to top
hoainho
Sat Jan 02 2016, 03:06AM


Registered Member #44
Joined: Wed Oct 22 2014, 01:34PM

Posts: 3392
Thanked 195 time in 170 post
Những mốc son trong Lịch Sử
Việt Nam Cộng Hòa đáng ghi nhớ




Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đọc diển văn ngày
21 tháng 4 năm 1975 từ giã Dân Chúng và Quân Ðội....


Bài tường thuật của Thiếu Tá Tuỳ Viên Nguyễn Tấn Phận:

•Thoát chết lúc ra đi

Chi tiết chuyến đi của hai ông, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm từ Bộ Tổng Tham Mưu ra phi trường Tân Sơn Nhất thì nhân viên CIA là Frank Snepp.
Ông Snepp và một nhân viên khác là Joe đã giấu vũ khí dưới chỗ ngồi trong xe vì lo sợ tái diễn vụ sát hại như trường hợp hai anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

Theo như vậy thì vào lúc đó Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã nhận thấy ông bị nguy hiểm trên đường tới Bộ Tổng Tham Mưu (ta nhớ lại là Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã bị sát hại trên đường tới Bộ Tổng Tham Mưu).


Mọi chi tiết được sắp xếp gồm cả việc cắt điện để phi trường tối om và việc đoàn xe phải di chuyển trong bóng đêm. Khi máy bay đáp xuống thì đã có sẵn một toán lính Mỹ canh gác để đề phòng những biến động có thể xẩy ra vào phút chót, thí dụ như việc ngăn chận không cho máy bay cất cánh.
Vì sao như vậy?
Vì một việc xẩy ra trước đó mấy ngày.
Vào lúc 10 giờ đêm ngày Chủ nhật 20 tháng Tư tại phi trường Tân Sơn Nhất, một nhóm binh sĩ với võ trang nặng bao vây, định ngăn chận chiếc C-141 của Mỹ chở người di tản không được cất cánh...

"Trung tá Nguyễn Phú Hiệp, phi công chiếc máy bay Air Viet Nam 727 có lệnh ứng trực, chuẩn bị sẵn sàng, chỉ dành riêng cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu sử dụng… và cũng vào thời gian này thì một vài đơn vị trưởng các đơn vị phòng thủ thủ đô, và các đơn vị đóng quân gần khu vực phi trường Tân Sơn Nhất lại được nghe dư luận rỉ tai là 'ông Thiệu sẽ dùng Air Viet Nam để ra khỏi nước.' ””


Thật rõ ràng là lệnh cho phi công Hiệp ứng trực chiếc máy bay Air Viet Nam 727 và tin đồn về ‘ông Thiệu sẽ dùng Air Viet Nam ra khỏi nước’ là những sắp xếp để đánh lạc hướng những kẻ mưu sát vì khi đó ông Martin đã nhận được nhiều thông tin tình báo về âm mưu sát hại ông Thiệu ở ngoài khơi.

Theo kế hoạch này thì chiếc máy bay Air Vietnam mà ông Thiệu định dùng để ra đi sẽ bị bắn rơi khi ra khỏi không phận Việt Nam.
Bởi vậy, trong vòng bí mật, ông Martin đã gọi ngay chiếc máy bay riêng của mình từ Thái Lan sang Tân Sơn Nhất để bốc ông Nguyễn Văn Thiệu.
Để bảo mật tối đa thì dù có dùng điện thoại đặc biệt an toàn của tòa đại sứ để báo cáo về Tòa Bạch Ốc, ông Martin cũng vẫn không tiết lộ chi tiết mà chỉ nói mập mờ úp úp mở mở là “Ông Thiệu đã ra đi trong điều kiện hết sức khó khăn,” và “chúng tôi phải để ý và cố gắng sắp xếp mọi chi tiết.”.
Cho đến lúc tới sát nút rồi thì ông cũng nói rõ, ....Ông nói: Lúc chiều hôm qua, Tổng thống Trần Văn Hương nói với tôi là ông ta lo ngại cho sự an toàn của cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.
Nói chung, dường như ông ta cũng đã biết về một thông tin mà chúng tôi đã nhận được nhiều lần, đó là có một số phần tử của Không Quân Việt Nam là những người có ý kiến hết sức chống đối Nguyễn Văn Thiệu và Trần Thiện Khiêm, đã nói rằng hai ông này sẽ không rời khỏi Việt Nam mà còn sống nguyên vẹn.

Chúng tôi biết rằng những phần tử này đang để ý chiếc máy bay thường dùng để chuyên chở các nhân vật cao cấp VIP của chính phủ đi ngoại quốc...
“Tôi đã xếp đặt với Tướng Hunt ở NKP (Nakhom Phanom, Thái Lan) để ông ta gửi một chiếc C-118 tới Sàigòn sẵn sàng chiều nay.
Chúng tôi cũng sẽ sắp xếp hết sức kín đáo để đưa hai ông Thiệu và Khiêm lên máy bay và cất cánh thật nhanh.

Chúng tôi đã suy nghĩ về việc này và chúng tôi chắc chắn rằng sẽ có thể làm hết sức nhanh để nếu có sự can thiệp nào thì chiếc máy bay đó cũng đã (cao bay xa chạy) ra quá tầm có thể truy kích được rồi...
"Bởi vậy, trừ phi có chỉ thị ngược lại và ngay tức khắc từ chính ông Ngoại Trưởng, tôi sẽ tiến hành theo như trình bày trên đây. Ông Bộ trưởng không cần phải có hành động nào vào lúc này, trừ khi có người đặt vấn đề (tại sao lại) dùng máy bay quân sự, một điều tôi nghĩ khó có thể xẩy ra.… Trân trọng Martin Về việc này chúng tôi có hỏi Đại tá Nguyễn Quốc Hưng hiện ở Salem, Oregon.

Khi đó, ông là Phó Trưởng phòng Đặc trách Khu trục, thuộc Phòng Tham Mưu Phó Hành Quân tại Bộ Tư lệnh Không quân. Ông Hưng xác nhận là có chuyện này va nay vẫn còn nhiều nhân chứng.
Chúng tôi hy vọng quý vị còn lại trong Không quân có thể giúp thêm chi tiết xác thực, nơi đây thì chỉ có thể trình bày lại ý kiến của Đại tá Hưng.

Ông Hưng cho biết là có một nhóm trong Không Quân thực sự
có âm mưu này và đã theo sát chiếc máy bay Boeing 727 là chiếc lãnh đạo cao cấp thường dùng trong những chuyến đi xuất ngoại.
Sau cùng thì họ giao cho một sĩ quan ở Cần Thơ thuộc Sư Đoàn 4 Không Quân lo việc này.

Ở phi trường Cần Thơ có loại máy bay khu trục A-37 và cả phản lực F5.
Kế hoạch là tại Tân Sơn Nhất có những người được chỉ định theo dõi thật sát các chuyến bay, đặc biệt là chiếc Air Vietnam Boeing 727.
Khi nào thấy hai ông Thiệu và Khiêm lên máy bay thì sẽ báo cho Cần Thơ để phản lực cất cánh bay thẳng ra khơi và sẽ bắn rơi chiếc máy bay chở ông Thiệu và ông Khiêm, ở khoảng 100 cây số cách bờ biển


Nếu như vậy thì cũng chẳng có tang tích, chẳng có chứng cớ gì về vụ sát hại.
Trừ một số người rất nhỏ trực tiếp dính líu thì không ai biết tin tức gì về việc này.
Lúc ấy là đêm 25 rạng ngày 26 tháng Tư rồi, khi dầu sôi lửa bỏng đã lên tới cực điểm, mọi người chỉ còn có thể lo cho chính bản thân, nên cũng chẳng ai để ý tới chuyện gì xảy ra cho ông Thiệu.
Đại tá Hưng cũng cho biết lúc ấy ở ngoài khơi cũng có những máy bay luôn luôn thay nhau theo dõi.
Chúng tôi hỏi ông xem nhóm người nào ra lệnh cho phi công ở Cần Thơ?
Ông trả lời là do một phe nhỏ chống ông Thiệu ở ngay Bộ Tư Lệnh Không Quân.
Đại tá Hưng thêm rằng: về vấn đề đảo chính nói chung thì chính hai Tướng Nguyễn Cao Kỳ và Nguyễn Ngọc Loan đều không đồng ý và đã khuyên không được làm như vậy.


Sau cùng thì hai ông Thiệu, và ông Khiêm không đi chuyến Boeing 727 mà đi chiếc C-118 của Đại sứ Martin... Thoát chết lúc ra đi












[/center]
Back to top
hoainho
Sat Jan 02 2016, 03:14AM


Registered Member #44
Joined: Wed Oct 22 2014, 01:34PM

Posts: 3392
Thanked 195 time in 170 post
Những mốc son trong Lịch Sử
Việt Nam Cộng Hòa đáng ghi nhớ




Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và Phó
Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ tại Dinh Độc Lâp.....


Bài tường thuật của Thiếu Tá Tuỳ Viên Nguyễn Tấn Phận:

•Lúc bấy giờ là đúng 21 giờ 15 phút, giờ Sài-gòn.

Buồng máy máy bay tắt đèn.
Phi cơ từ từ lăn bánh ra phi đao, đem theo hai vị lãnh tụ quốc gia, một tướng lãnh Mỹ và 9 “quan” tùy tùng, hộ vệ! Chiếc phi cơ lượn một vòng trên bầu trời “đen tối” của không phận SàiGòn, rồi hướng về biển Đông…

Tôi bật người ra thành ghế, hít một hơi thở thật dài, nhắm mắt lại; hai dòng lệ từ từ lăn xuống má…

Xin giã biệt quê hương… tạm biệt mọi người thân…


•Lúc bấy giờ là đúng 21 giờ 15 phút, giờ Sài-gòn.

Tôi ôm cái món quà của Đại Tướng Trần Thiện Khiêm, trong suốt chuyến bay.
Suy nghĩ vẩn vơ... Đi đâu làm gì ở xứ người... Một quân nhân Mỹ, đoàn viên phi hành ngồi gần cửa cầu thang, luôn luôn bận rộn nhiệm vụ liên lạc.
Thỉnh thoảng anh liếc tôi.
Anh không cười cũng không nói gì.
Có lẽ anh thông cảm hoàn cảnh của những kẻ sắp xa nhà.
Thỉnh thoảng tôi nhìn ra cửa sổ. Cũng chỉ là một màu đen.

Chúng tôi không ai nói chuyện với ai. Mỗi người theo đuổi những ý nghĩ riêng tư của mình…

Chiếc máy bay bắt đầu giảm độ cao, đảo một vòng rồi từ từ hạ cánh.
Đường bay nằm dài trước mặt là phi trường Đài Bắc.
Chiếc C118 bốn động cơ của Không lực Hoa Kỳ đáp xuống nhẹ nhàng rồi từ từ dừng hẳn.
Tôi nhìn đồng hồ. Đúng 3 giờ 40 sáng.
Anh Hạ Sĩ Quan mở cửa cầu thang.
Gió ùa vào nghe lành lạnh.


]Mọi người lần lượt xuống máy bay.
Tại chân cầu thang, dưới ánh điện lờ mờ, tôi nhận ra bà Nguyễn Văn Kiểu, phu nhân ông Đại Sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Đài Bắc; một vị Trung Tá, Tùy Viên Quân Sự tại tòa Đại Sứ Việt Nam; một nhân viên cao cấp của Bộ Ngoại Giao Trung Hoa Dân quốc – ông này nói tiếng Việt rất giỏi; một hai người nữa tôi không biết tên; và một nhân vật không kém phần quan trọng, đó là Trưởng chi nhánh tình báo Hoa Kỳ tại Đài Bắc, tôi không biết tên.
Gió ở Đài Bắc lạnh hơn Sài-Gòn.
Lại có những cảm giác là lạ lướt qua mau, khác hơn nhũng cảm giác ở quê nhà.
Lòng bồn chồn khó tả.
Có một điều đặc biệt là không có mặt sĩ quan Di Trú vào lúc này tại phi trường vì đây là một trường hợp ngoại lệ . . .
Để cho mọi việc có danh chánh ngôn thuận, và vào giờ chót muốn dành cho cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và Đại Tướng Trần Thiện Khiêm một danh dự của chuyến đi, Tổng Thống Trần Văn Hương ký Quyết Định đề cử cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu hướng dẫn một phái đoàn đi Đài Bắc. Bản văn có nội dung như sau: ( bản văn này Đại Tá Cầm viết tay )

Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Trần Văn Hương

Quyết định

1 – Nay đề cử cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và cựu Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm đại diện Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa đến Đài Bắc để phân ưu cùng Chánh phủ và Nhân dân Trung Hoa dân quốc nhân dịp Tổng Thống Tưởng Giới Thạch tạ thế.

2 – Sau đó hai vị trên được đề cử tiếp tục viếng thăm các quốc gia trên thế giới xét cần thiết trong vòng 6 tháng để làm sáng tỏ thiện chí hòa bình của Việt Nam Cộng Hòa đồng thời vận động các Chánh phủ và nhân dân các quốc gia đó hỗ trợ lập trường hòa bình của Chánh phủ và nhân dân ta.

Chương trình thăm viếng sẽ do hai vị tùy nghi quyết định thể theo sự thuận lợi của tình hình đối với các quốc gia đó.

3 – Yêu cầu Bộ Ngoại giao chỉ thị các Tòa Đại Sứ Việt Nam Cộng Hòa yểm trợ cần thiết để nguyên Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và nguyên Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm cùng phái đoàn chu toàn nhiệm vụ giao phó.

4 – Chi phí công tác do Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng đài thọ trong khuôn khổ được luật lệ ấn định. (Tổng Thống Hương viết thêm hàng chữ: trong khuôn khổ được luật lệ ấn định).

Sài-gòn, ngày 25 tháng 04 năm 1975

(ký tên Hương)

Khi ký tên trên văn bản này Tổng Thống Trần văn Hương, một lần nữa cho thấy sự cẩn trọng và nghiêm túc trong công việc, tác phong của một nhà lãnh đạo xuất thân từ giới mô phạm.
Cụ Hương là một nhân sĩ, là một nhà chánh trị được đại đa số nhân dân miền Nam ngưỡng mộ.
Cụ Hương cũng là một nhà hành chánh nổi tiếng công bằng liêm khiết.
Trần Văn Hương, một tên tuổi được đánh giá là một trong vài nhân sĩ cuối cùng của miền Nam Việt Nam, đã quyết định ở lại sau 30 tháng Tư năm 1975 và kết thúc cuộc đời trên quê hương của mình…


Vào thời kỳ bầu cử Tổng Thống năm 1967, lúc đó từ Đại đội Trinh Sát Sư đoàn 5 Bộ Binh, tôi được điều động khẩn cấp về Sài Gòn để bảo vệ an ninh cho Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu, Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia; khi đi bỏ phiếu tôi chọn liên danh Trần Văn Hương – Mai Thọ Truyền thay vì liên danh Nguyễn Văn Thiệu – Nguyễn Cao Kỳ.
Tôi là một quân nhân trẻ mang nhiều lý tưởng cũng như nhiều bạn trẻ khác.
Các anh em ấy hầu hết đã tốt nghiệp đại học ở trong nước cũng như từ ngoại quốc trở về, đang phục vụ trong mọi ngành, mọi giới; họ làm việc bên hành chánh cũng như đang phục vụ trong quân đội.
Chúng tôi thường gặp gở, trao đổi ý kiến và cùng đi đền một nhận định chung là quần chúng Nam Việt Nam, lúc bấy giờ, chưa sẵn sàng đón nhận một Tổng Thống và một Phó Tổng Thống xuất thân từ quân đội....











[/center]
Back to top
hoainho
Sat Jan 02 2016, 03:23AM


Registered Member #44
Joined: Wed Oct 22 2014, 01:34PM

Posts: 3392
Thanked 195 time in 170 post
Những mốc son trong Lịch Sử
Việt Nam Cộng Hòa đáng ghi nhớ


•Trân trọng, Martin Khi chiếc máy bay có đuôi số 231 sửa soạn cất cánh, Đại sứ Martin đã có mặt tận cửa máy bay để tiễn Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu... .

Đại Tá Hưng kể là vài ngày hôm ấy cứ thấy Đại sứ Martin ra ra vào vào phi trường Tân Sơn Nhất.
Buổi tối cùng ngày 25 tháng 4 năm 1975, ông Martin báo cáo về Tòa Bạch Ốc: Số 251510Z - Chỉ mình ông xem và qua đường giây Martin Sàigòn - C738 - Cấp tốc Chuyển ngay Ngày 25 tháng 4 năm 1975 Gửi tới: Tướng Brent Scowcroft Người gửi: Đại sứ Graham Martin Tham chiếu: Sàigòn 0736 1.
Vào lúc 9 giờ 20 phút chiều nay, một chiếc C-118, có đuôi số 231 đã cất cánh từ Tân Sơn Nhất cùng với cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và cựu Thủ tướng Trần Thiện Khiêm.


Dù buồn thảm và cam chịu số phận, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu vẫn đi thủng thẳng, cố giữ phong độ.
Ông quay lại cám ơn ông Martin đã dàn xếp chuyến đi.
Với một giọng xúc động, ông Martin đáp lại: “Thưa Tổng Thống, đó là điều tối thiểu tôi có thể làm...Xin tạm biệt và chúc ngài may mắn.”


Nhìn lại lịch sử thì thấy Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã thật may mắn.
Không những chính ông, và ông Khiêm mà cả đoàn tùy tùng của hai ông cũng may mắn.

Nếu như không có sự can thiệp của ông Martin thì tất cả những người khác cũng đã cùng chịu chung một số phận.

Đó là phi công Nguyễn Phú Hiệp, các nhân viên khác trong phi hành đoàn, và 12 người trong phái đoàn của cựu Tổng Thống và Thủ Tướng, họ đều đã bị chôn vùi dưới đáy biển cùng với chiếc Boeing 727.

Trong số này có Đại tá Cầm, Chánh Văn Phòng và là người chúng tôi làm việc gần gũi, có Đại tá Đức, người đã ôm hồ sơ mật Dinh Độc Lập đưa đến tư gia trao chúng tôi vào đêm ngày 22 tháng Ba.

Rồi cả Thiếu tá Nguyễn Tấn Phận, người vừa kể lại câu chuyện về những ngày cuối của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ở Sàigòn.

Những người khác gồm mấy sĩ quan gần gũi Tổng thống Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu (Đại tá Trần Thanh Điền, Nhan Văn Thiệt; Trung tá Chiêu, Bác sĩ Minh, Đại úy Hải, và binh sĩ Nghị); và phái đoàn của Thủ Tướng Trần Thiên Khiêm (Trung tá Châu, Thiếu tá Thông, và ông Đăng Vũ).



Nguyễn Tiến Hưng


.







[/center]
Back to top
hoainho
Sat Jan 02 2016, 03:45AM


Registered Member #44
Joined: Wed Oct 22 2014, 01:34PM

Posts: 3392
Thanked 195 time in 170 post
Những mốc son trong Lịch Sử
Việt Nam Cộng Hòa đáng ghi nhớ




Ngày 20 tháng 9 năm 1972, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đang quỳ gối
cầu nguyện, trong thánh đường La Vang đổ nát vì trận chiến mùa hè đỏ
lửa tại Quãng Trị, khi Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà mới vừa tái-chiếm .....


Bài tường thuật của Thiếu Tá Tuỳ Viên Nguyễn Tấn Phận:

•Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và đoàn tùy tùng của ông về nhà Đại Sứ Nguyễn Văn Kiểu. Đại Tướng Trần Thiện Khiêm và chúng tôi về nhà Đại Tướng Trần Thiện Khiêm..

Sau khi gõ cửa vài phút thì có người ra mở cửa.
Tôi nhìn vào thấy bà Đinh Thủy Nga, bà Trần Bạch Yến. . . đứng khép nép bên trong, vừa mừng vừa lo.
Đại Tướng Trần Thiện Khiêm bước vào trước.
Chúng tôi lần lượt vào sau.
Nghe có tiếng người nói chuyện lào xào, bà Trần Thiện Khiêm thức giấc.
Bà bước ra khỏi phòng trong bộ áo ngủ, đứng tựa lan can nhìn xuống.
Yên lặng trong vài giây rồi bà từ từ quỵ xuống sàn nhà. Bà cố gắng lần xuống tới giữa cầu thang, khi nhận ra Đại Tướng, bà kêu lên, “ Anh đó hả? ” rồi òa lên khóc…

Những ngày ở Đài Bắc

Tại một villa nhỏ 3 phòng ngủ có lầu ở ngoại ô thành phố Đài Bắc, Đại Tướng Trần Thiện Khiêm và chúng tôi không có việc gì làm, buồn và nhớ nhà nên thường hay bắt đài phát thanh Sàigòn để theo dõi tin tức.
Các sự kiện đáng chú ý nghe được qua làn sóng đài phát thanh được tôi ghi chép như sau:


Ngày 27 tháng 4 –

20 giờ Tổng Thống Trần Văn Hương yêu cầu Quốc Hội chọn người thay thế ông để thương thuyết với cộng sản –

20 giờ 45 Quốc Hội họp.

2 giờ 25 Quốc Hội biểu quyết chọn Đại Tướng Dương Văn Minh làm Tổng Thống thế Tổng Thống Trần Văn Hương.

Ngày 28 tháng 4 – 17 00 giờ: Lễ bàn giao chức vụ Tổng Thống giữa cụ Hương và Đại Tướng Dương Văn Minh được cử hành tại dinh Độc Lập Cụ Hương trao quyền Tổng Thống lại cho Đại Tướng Dương Văn Minh lúc 17 giờ 15.
Tân Tổng Thống Dương Văn Minh chọn cụ Huyền làm Phó Tổng Thống, ông Vũ Văn Mẫu làm Thủ Tướng…
Trong bài diễn văn cụ Hương nhấn mạnh “hãy quên oán thù, đừng tạo thêm oán thù”…

Ngày 29 tháng 4 . . .sinh viên Huỳnh Tấn Mẫm được thả.
Lý Quí Chung được đề cử Tổng trưởng Thông Tin.
cộng sản phá cảng Newport, đốt kho dầu gần xa lộ, chiếm vài xã ở Gò Vấp…

Ngày 30 tháng 4… Lúc 11giờ 15, Tổng Thống Dương Văn Minh tuyên bố trao quyền lại cho chánh phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam”.
Có tin việt cộng đã cắm cờ trên thượng đài dinh Độc Lâp lúc 13 giờ. (giờ Sài-gòn…)

Các tin trên được tôi ghi nhận qua chiếc máy thâu thanh hiệu Zenith 4 băng, có băng tần làn sóng ngắn, và nghe rất rõ tiếng nói của đài phát thanh Sài-gòn.

Cái radio đó chính là món quà gói trong giấy màu hồng điều thật đẹp mà tôi trân trọng cất giữ từ khi Đại Tướng Trần Thiện Khiêm trao cho tôi ở Sài-Gòn như đã nói ở trên.

o O o



Một thời gian sau đó, bà Anna Chennault tuân hành lịnh của Tổng Thống Hoa Kỳ Gerald Ford từ Hoa Thịnh Đốn qua Đài Bắc, Đài Loan để gặp Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và Đại Tướng Trần Thiện Khiêm.

Bà Anna Chennault là vợ của vị tướng anh hùng thời Đệ II Thế chiến, Trung Tướng Claire Lee Chennault Tư Lệnh Không Đoàn 14 của Không Lực Hoa Kỳ hoạt đông ở Trung Hoa lục địa.
Bà Anna Chennault sau nầy là một nhân vật quan trọng trong Bộ Tham Mưu tranh cử của ông Richard Nixon; bà là người trung gian trong sự liên hệ mật thiết giữa ông Nixon và Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu trong thời gian đó.
Nhiệm vụ trong chuyến đi nầy của bà là chuyển lời Tổng Thống Hoa Kỳ yêu cầu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và Đại Tướng Trần Thiện Khiêm đừng vào nước Mỹ.

Như trước đã nói, Thủ Tướng Lý Quang Diệu thông báo là giới chức Mỹ muốn ông Thiệu sống lưu vong ở các nước Đông Nam Á.
Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã ở Đài Bắc trong một thời gian khá lâu là đúng với những gì chánh quyền Mỹ muốn.
Gợi ý của Tổng Thống Trần Văn Hương với Đại Tướng Trần Thiện Khiêm trước kia chắc có lẽ cũng do ý của tòa Đại Sứ Mỹ ở Sài-gòn.
Nhưng theo những gì bà Chennault biết trước đó thì Hoa Thịnh Đốn đã chấp thuận và có kế hoạch đưa Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu vào Mỹ.
Điều này làm cho bà Chennault rất bất mãn khi được lịnh qua gặp ông Thiệu trong một tình huống thật khó xử vì chánh sách “nước đôi” của Hoa Kỳ; hơn nữa bà là bạn thân được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tin cậy trong mối liên hệ mật thiết giữa Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và Tổng Thống Richard Nixon, mà huyền thoại- hay là sự thật – về bà đối với việc đắc cử của Tổng Thống Richard Nixon năm 1968 còn đang được nhiều người đề cập tới.

Trước hết bà Anna Chennault qua nhà thăm Đại Tướng và bà Trần Thiện Khiêm.
Tôi nhận thấy bà không có gì thay đổi sau nhiều năm vắng mặt ở Sài-Gòn; bà vẫn giữ được vẻ đẹp quí phái như xưa trong chiếc áo dài sườn xám đậm màu với dáng người đài các của một nhà ngoại giao lỗi lạc đã một thời gây nên nhiều tranh cãi trong chánh giới Hoa Kỳ.

Khi rời nhà Đại Tướng Trần Thiện Khiêm bà đi thẳng qua nhà Đại Sứ Kiểu thăm Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.
Bà Chennault kể trong cuốn hồi ký, The Education of Anna, như sau:


“Khi đến căn nhà nhỏ của Đại Sứ Nguyễn Văn Kiểu tại Đài Bắc, tôi đi vào cửa hông.
Ông Kiểu tiếp tôi tại sân cỏ.
Ông nói ít lời rồi nắm tay tôi dìu vào phòng khách.
Ông Thiệu đã ngồi sẵn tại đó, xoay lưng về phía tôi.
Thật hết sức là bất ngờ và ngạc nhiên về những gì xảy ra cho ông Thiệu…

“Tôi đã từng gặp gỡ ông vào các ngày cuối tuần ở Bạch Dinh là tòa nhà trắng đồ sộ của Hoàng Đế Bảo Đại trước kia dùng để nghỉ mát ở bãi biển xinh đẹp Vũng Tàu.
Ông Thiệu cũng đã tiếp tôi tại dinh Độc Lập ở Sài-gòn, nơi mà trong một phòng khách vàng rộng lớn bên đại sãnh đường, ngay trước phòng làm việc của ông, có cặp ngà voi đứng chầu, đây là cặp ngà voi được xếp vào hàng lớn nhứt thế giới…

“Một cảm giác đau buồn tràn ngập lòng tôi khi tôi bước tới vài bước để chào ông.
Ông đứng lên và xoay lại nhìn tôi.
Chúng tôi bắt tay và ôm chặt trong một giây yên lặng.
Rồi cuối cùng nhìn lên mặt ông, tôi thấy nước mắt ông dâng trào.”




Nguyễn Tấn Phận

Sinh quán tại Cần Thơ, trú quán tại Tây Ninh. – Cựu Thiếu Tá Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, Khóa 13 sĩ quan Trừ Bị Thủ Đức.

– Đại đội trinh sát Sư Đoàn 5 Bộ Binh.

– Sĩ quan cận vê - Sĩ quan tùy viên Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa – Quận Trưởng kiêm Chi Khu Trưởng chi khu Hiếu Thiện ( Gò Dầu Hạ)

– Đầu tháng 4 năm 1975 được thuyên chuyển về phụ trách an ninh cho Đại Tưóng Trần Thiện Khiêm.

– Tháp tùng phái đoàn cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và cựu Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm rời khỏi Việt Nam vào buổi tối ngày 25 tháng 4 năm 1975.

– Hiện cư ngụ tại tiểu bang California....












[/center]
Back to top
hoainho
Sat Jan 02 2016, 03:54AM


Registered Member #44
Joined: Wed Oct 22 2014, 01:34PM

Posts: 3392
Thanked 195 time in 170 post
Những mốc son trong Lịch Sử
Việt Nam Cộng Hòa đáng ghi nhớ




Ngày 5 tháng 4 năm 1973, Tổng Thống
Nguyễn Văn Thiệu kỷ niệm sinh nhật 50 tuổi...


Hình ảnh những Đại sứ Hoa Kỳ với Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu



Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu với Nguyễn Cao Kỳ và
Lyndon B. Johnson ngày 26 tháng 10 năm 1966



Từ trái Tổng Thống Park Chung Hee (Đại Hàn) Tổng Thống Ferdinand Mar cos (philippines)
Thủ Tướng Keith Holyoake (New Zealand) Lt. Gen. Nguyễn Văn Thiệu (Việt Nam)
Thủ Tướng Thanom Kitikachorn (Thái Lan) Tổng Thống Lyndon .B Johnson (United States)



Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu với Phó Tổng
Thống Nguyễn Cao Kỳ, và Nixon năm 1969



Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và Nixon ngày 30 tháng 6 năm 1969 tại sài Gòn



Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và Nixon trong cuộc
gặp trên đảo Midway ngày 8 tháng 6 năm 1969



Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và James L.Buckly
ngày 17 tháng 1 năm 1972, tại Sài Gòn



Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, và Kissinger















[/center]
Back to top
hoainho
Sat Jan 02 2016, 04:03AM


Registered Member #44
Joined: Wed Oct 22 2014, 01:34PM

Posts: 3392
Thanked 195 time in 170 post
Những mốc son trong Lịch Sử
Việt Nam Cộng Hòa đáng ghi nhớ


Hình ảnh những Đại sứ Hoa Kỳ với Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu



Ngày 16 tháng 7 năm 1965, Nguyễn Văn Thiệu, & Bộ trưởng Quốc phòng Robert,
với Đại sứ Henry Cabot Lodge, và Nguyễn Cao KỲ đang ở đây để thảo luận






Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, và Tổng Thống Lyndon B. Johnson với
Phó Tổng Thống Nguyễn Cầu Kỳ chào trong buổi lễ chào đón tại sân
bay quốc tế trên đão Guam của, Agana, ngày 20 tháng 3 năm 1967.



Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, với Tổng Thống Lyndon B. Johnson



Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, với Tổng Thống Lyndon B. Johnson
và học sinh tại Honolulu- Hawaii năm 1968, tại Honolulu- Hawaii



Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, & Richard Nixon ngày 30 tháng 7 năm 1969



Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, & Nixon ngày 15 tháng 10 năm 1971, tại Sàigòn



Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, & phó Tổng Thống Hoa kỳ Spiro T.Agnew, với
phó Tổng Thống Trần Văn Hương tại Dinh Độc Lập ngày 17 tháng 5 năm 1972



Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, & Nixon ngày 4 tháng 4 năm 1973 tại Califonia



Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, & đại sứ Ellsworth Bunker cùng với Fredeick Weyand
Bộ Tổng Tham Mưu tại Việt Nam, ngày 28 tháng 3 năm 1973, tại Sàigòn



Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, & Graham Martin ngày 20 tháng 7 năm 1973 tại Sài Gòn..
.












[/center]
Back to top
hoainho
Sat Jan 02 2016, 04:28AM


Registered Member #44
Joined: Wed Oct 22 2014, 01:34PM

Posts: 3392
Thanked 195 time in 170 post
Những mốc son trong Lịch Sử
Việt Nam Cộng Hòa đáng ghi nhớ


Hình ảnh Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu với nền Đệ Nhị Cộng Hoà



Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, và trẻ em Việt Nam



Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu chơi trống



Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cắt băng khai mạt hội chợ
Thương Mại Việt Nam vào ngày 3 tháng 10 năm 1970



Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ban hành luật
Người Cày Có Ruộng 26 tháng 3 năm 1973



Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tại Manila














[/center]
Back to top
hoainho
Sat Jan 02 2016, 05:40AM


Registered Member #44
Joined: Wed Oct 22 2014, 01:34PM

Posts: 3392
Thanked 195 time in 170 post
Những mốc son trong Lịch Sử
Việt Nam Cộng Hòa đáng ghi nhớ


Hình ảnh Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu trong thời gian chấp chánh





Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và Ðại Tướng Tư Lệnh Ðệ Thất Không
Lực HK. Chủ tọa lễ mãn khóa Dignitary Protection (Bảo Vệ Yếu Nhân)



Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu trao tặng huy chương cho Sĩ Quan
Huấn Luyện Viên Dignitary Protection (ngày 14 tháng 11 năm 1970)



Cơ Quan OSI trao tặng Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu
dàn máy Closed Circuit Monitor (ngày 14 tháng 11 năm 1970)


Thế bắt buộc của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu

Năm 1975 ngày 11 tháng 3 năm 1975, một ngày sau khi mất Ban Mê Thuột. Theo Đại Tướng Cao Văn Viên “Ngày 11 tháng 3 năm 1975 Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu mời các Tướng Trần Thiện Khiêm, Cao Văn Viên, Nguyễn Văn Quang ăn sáng tại Dinh Độc Lập và sau đó trình bày ý định muốn cắt bỏ bớt lãnh thổ cho vừa với mức viện trợ quân sự của Hoa Kỳ vào năm 1975”.

Tướng Viên ghi lại cảm nghĩ của ông lúc đó: “Quyết định của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cho chúng tôi thấy đây là một quyết định ông đã suy xét thận trọng.
Hình như Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã ngần ngại về quyết định đó, và bây giờ ông chỉ thổ lộ cho ba người chúng tôi trong bữa ăn sáng…”

*“… Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu phác họa sơ: …Một vài phần đất quan trọng đang bị cộng sản chiếm, chúng ta sẽ cố gắng lấy lại bằng mọi gía…Ban Mê Thuột quan trọng hơn hai tỉnh Kontum và Pleiku nhập lại…” (Cao Văn Viên, The Final Collapse, bản dịch của Nguyễn Kỳ Phong, trang 129-131).

“Ngay sau khi Phước Long bị tấn công, Hoa Kỳ không có một phản ứng nào … .
Một thực tế gần như hiển nhiên là Hoa Kỳ không muốn cuộc chiến tiếp tục và biểu quyết viện trợ để Việt Nam Cộng Hoà đánh tiếp là chuyện sẽ không xảy ra. Đối với Hoa Kỳ cuộc chiến Việt Nam đã kết thúc” (trang 132).

Các đoạn trích dẫn trên đây đã giải thích vì sao Tổng Thống Thiệu phải bỏ Vùng 1 cũng như Vùng 2. Và vì sao Tướng Viên không nhiệt tình tham gia kế hoạch của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu....











[/center]
Back to top
Go to page   <<        >>   

Jump:     Back to top

Syndicate this thread: rss 0.92 Syndicate this thread: rss 2.0 Syndicate this thread: RDF
Powered by e107 Forum System uses forum thanks
Online
Members: 0

Click To Show - Guests: 8

Click To Show - Last Seen

Click To Show - Newest Members

Đây là một diễn đàn tự do nên Diễn đàn không chịu trách nhiệm các bài viết của các Thành viên