Uttarakhand Logo
Hoài Hương diễn đàn
http://hoaihuong.free.fr/
Welcome
Username:

Password:


Remember me

[ ]
Forums
Hoài Hương diễn đàn :: Forums :: Phòng Kiến Thức :: Phóng Sự _ Tài liệu _ Đất nước _ con người
 
<< Previous thread | Next thread >>
Cuộc chiến tranh Việt Nam thời cận đại...hay...Người hai lần chết
Go to page       >>  
Moderators: trungnien, songque, hoaimong, hoainho, QueMe
Author Post
hoainho
Wed Jan 10 2018, 06:52AM


Registered Member #44
Joined: Wed Oct 22 2014, 01:34PM

Posts: 3392
Thanked 195 time in 170 post
Thân Mời tất cả ACE xem một câu chuyện Người hai lần chết, ....
Câu chuyện có thật, được phanh phui từ
những bí mật trong bi kịch của dân tộc Việt Nam
thời cận đại gọi là cuộc chiến tranh Việt Nam. ...



Vì lý do riêng, một số tên nhân vật, một vài sự kiện nhỏ được thay đổi, nhưng những thay đổi trong chi tiết đó không làm mất đi tánh chất xác thực của câu chuyện.


Mùa hè năm 1972.


Báo chí, các đài phát thanh trong nước Việt Nam và ngoại quốc loan tin cuộc đại tấn công mùa hè của quân cộng sản bắc việt ]vào lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hoà.

Qua cuộc tấn công nầy có lẽ
quân cộng sản bắc việt muốn trắc nghiệm hiệu quả của chánh sách Việt Nam hoá của Tổng Thống Nixon.
cộng sản bắc việt còn nhằm mục tiêu khác là tìm lợi thế trên chiến trường để thâu lợi tối đa trên bàn hội nghị mà cộng sản bắc việt và Mỹ đã mật đàm từ 1968.

quân cộng sản bắc việt tấn công bằng ba mũi dùi hướng vào
ba Quân Khu 1, 2 , 3 của Việt Nam Cộng Hoà.
Đây là một trận tấn công đại qui mô bởi quân đội chính quy của một nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam Cộng Hoà với tất cả vũ khí tấn công hiện đại như thiết giáp, pháo binh tầm xa, chỉ thiếu có không quân.
Lực lượng tấn công lớn hơn nhiều so với lực lượng tấn công Tết Mậu Thân.


Trận tấn công nầy đã được trông đợi từ lâu bởi tình báo Việt Nam Cộng Hoà cũng như các quan sát viên quốc tế từ khi Mỹ tỏ ý định dứt khoát rút lui khỏi cuộc chiến với mỹ từ “Việt Nam hoá chiến tranh”.
Đến năm 1972, Quân lực Mỹ không còn tham dự các trận đánh bằng bộ binh.
Chỉ có Không quân và Hải quân Mỹ còn tác chiến trên qui mô nhỏ.






Đây là chiến trường Quân Khu 1.

Chiến trường gần giống như một hình chữ nhật bề dài độ 300 cây số, từ Quảng Trị phía Bắc đến Quảng Ngãi phía Nam.
Bề ngang trung bình 40 cây số từ rặng Trường Sơn đến biển Đông.
Đường tiếp tế chính là Quốc Lộ 1.

Việt Nam Cộng Hoà từ khởi đầu cuộc chiến năm 1960 đến khi Mỹ trực tiếp tham dự năm 1965 kéo dài cho đến năm 1972, lúc nào cũng bị đặt trong thế thủ với mục tiêu giữ đất, giữ dân toàn vẹn

không cho quân cộng sản bắc việt và công cụ của họ là mặt trân giải phóng Miền Nam lấn đất, giành dân.









[/center]
Back to top
hoainho
Wed Jan 10 2018, 07:04AM


Registered Member #44
Joined: Wed Oct 22 2014, 01:34PM

Posts: 3392
Thanked 195 time in 170 post
Thân Mời tất cả ACE xem một câu chuyện Người hai lần chết, ....
Câu chuyện có thật, được phanh phui từ
những bí mật trong bi kịch của dân tộc Việt Nam
thời cận đại gọi là cuộc chiến tranh Việt Nam. ...



Chiến trường Quân Khu 1.


Để thi hành nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ Quân Khu 1, Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà có Quân Đoàn I gồm ba Sư Đoàn Bộ Binh đánh số 1, 2, 3 và một số Chiến Đoàn Biệt Động Quân, một Lữ Đoàn Thiết Giáp cơ hữu của Quân Đoàn.

Khi sự hăm dọa đại tấn công của quân cộng sản bắc việt ngày càng rõ rệt, Bộ Tổng Tham Mưu đã tăng phái thêm Sư Đoàn Tổng Trừ Bị Thủy Quân Lục Chiến cho Quân Đoàn.


Các Lực lượng được bố trí như sau:


Mạn Bắc, khu vực bị hăm doạ nặng nhất có Sư Đoàn 3 và Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến tăng phái thêm Biệt Động Quân và thiết giáp loaị M41.

Sư Đoàn 3 tân lập do tướng Vũ Văn Giai chỉ huy trấn đóng các tiền đồn do quân đội Mỹ chuyển lại để bảo vệ tỉnh Quảng Trị và Bắc Quân Khu.
Sư Đoàn nầy gồm đa số là Tân Binh Quân Dịch, thêm một số đào binh, quân phạm được ân xá từ Bộ Tổng Tham Mưu đưa ra cho đủ quân số.





Đây là Sư Đoàn yếu nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, chưa có kinh nghiệm tác chiến, nhưng lại được giao cho nhiệm vụ tại một khu vực có thể nóng bỏng nhất trên chiến trường Miền Nam
nếu quân cộng sản bắc việt mở tấn công đại qui mô để xâm lăng

lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hoà. Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn đặt tại Ái Tử cạnh thị xã Quảng Trị.

Tại sườn Tây của Quân Khu và của Huế, có Sư Đoàn 1 trấn đóng với nhiệm vụ bảo vệ Huế chống lại
quân cộng sản bắc việt xuất phát từ thung lũng AShau phía Tây đánh vào.

Sư Đoàn 1 Bộ Binh được xem là Sư Đoàn thiện chiến nhất trong các Sư Đoàn.
Tư Lệnh Sư Đoàn là Tướng Phạm văn Phú người thế cho Trung Tướng Ngô Quang Trưởng được điều về làm Tư Lệnh Quân Khu 4. Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn đóng ở Dạ Lê phía Nam Huế.


Ở mạn Nam Quân Khu có Sư Đoàn 2 Bộ Binh với nhiệm vụ bảo vệ hai tỉnh Quảng Tín và Quảng Ngãi.
Sư Đoàn nầy có giá trị tác chiến trung bình do Chuẩn Tướng Phan Hoà HIệp làm Tư Lệnh đặt bộ chỉ huy tại Chu Lai.





Cuộc chiến mùa Hè năm 1972 là một cuộc chiến tranh với hình thức cổ điển do quân đội chánh quy cộng sản bắc việt chủ động tấn công vào lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hoà chớ không phải là cuộc chiến tranh du kích kéo dài hàng chục năm trước.

Năm 1972 quân cộng sản bắc việt tấn công hơn một quân đoàn đặt dưới quyền chỉ huy của tướng Chu Huy Mân, họ được Liên Sô và Trung Cộng viện trợ cho đủ loại vũ khí tối tân, họ chỉ kém
Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà về Không Quân và Hải Quân.
Về lục quân, cộng sản bắc việt có hai loại vũ khí vượt trội hơn là đại bác 122 ly của Liên Sô và đại bác 130 ly của Trung Cộng và chiến xa T54 của Liên Sô.
Tầm bắn tối đa của đại bác cộng sản bắc việt là 28 cây số.










[/center]
Back to top
hoainho
Wed Jan 10 2018, 07:24AM


Registered Member #44
Joined: Wed Oct 22 2014, 01:34PM

Posts: 3392
Thanked 195 time in 170 post
Thân Mời tất cả ACE xem một câu chuyện Người hai lần chết, ....
Câu chuyện có thật, được phanh phui từ
những bí mật trong bi kịch của dân tộc Việt Nam
thời cận đại gọi là cuộc chiến tranh Việt Nam. ...



cánh quân cộng sản bắc việt tấn công chia làm hai mũi dùi, điểm và diện:

– Điểm nhắm mục tiêu tuyến phòng thủ Bắc Quảng Trị do hai sư đoàn 304, 308 và 6 trung đoàn của mặt trận b5 gồm một trung đoàn đặc công, ba trung đoàn pháo và tất cả chiến xa khoãng 200 chiếc tấn công.

– Diện nhắm mục tiêu tuyến phòng thủ sườn Tây Huế do một sư đoàn324 tấn công, cộng thêm hai trung đoàn 5 và 6.

Đây là lần xuất trận đầu tiên của chiến xa cộng sản bắc việt. Tuy các sĩ quan quân cộng sản bắc việt còn lúng túng bỡ ngỡ khi điều động tác chiến một số lớn chiến xa như vâỵ,
nhưng sự xuất hiện chiến xa trước mắt các tân binh của Sư Đoàn 3 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà đã gây kinh hoàng cho những chàng bạch diện thư sinh tân binh.
quân cộng sản bắc việt đã chọc thủng tương đối dễ dàng tuyến phòng thủ của Sư Đoàn 3 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà .
Đơn vị nầy bị tràn ngập về hoả lực và quân số. Một số đã rã ngũ, bỏ chạy tán loạn làm cho Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn gần như không còn chỉ huy được nữa.


Sau khi mặt trận tan vỡ, quân cộng sản bắc việt tiến chiếm Quảng Trị với khí thế của một cơn bão táp.
Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà bỏ chạy về Huế bằng mọi phương tiện: đôi chân, xe Honda, quân xa kể luôn thiết vận xa M113. Lẫn trong đám tàn quân hỗn loạn là thường dân, giàu nghèo, sang hèn chạy theo .

Trên quốc lộ 1 phía Nam Quảng Trị, trên quảng đường sau nầy được thế giới biết đến với cái tên rùng rợn “Đại Lộ Kinh Hoàng” .một cuộc tàn sát tập thể xảy ra do pháo binh và súng của quân cộng sản bắc việt rót vào đám quân dân hỗn độn chen chúc nhau trên đường. Thật là một kỳ công về giết chóc!





Tình thế Quân Khu 1 như ngàn cân treo sợi tóc.
Cũng may là trong bầu không khí thua trận hỗn loạn đó, hai đơn vị của Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà đã cắn răng chiến đấu không để cho
quân cộng sản bắc việt thừa thắng xông lên chiếm Huế.

Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến bên cạnh Sư Đoàn 3 Bộ Binh vẫn giữ vững hàng ngũ mặc dầu bị áp lực nặng nề của kẻ địch quá đông được chiến xa yểm trợ.
Đơn vị ưu tú nầy vừa đánh vừa lùi về hướng Nam.
Đến sông Mỹ Chánh ở giữa Quảng Trị và Huế, Sư Đoàn đã trụ lại được không để cho quân địch tiến thêm.
Ở sườn Tây của Huế, Sư Đoàn 1 Bộ Binh sau khi mất một vài tiền đồn quan trọng cũng trụ lại được và
ngăn chận quân cộng sản bắc việt tràn xuống Huế.











[/center]
Back to top
hoainho
Wed Jan 10 2018, 07:29AM


Registered Member #44
Joined: Wed Oct 22 2014, 01:34PM

Posts: 3392
Thanked 195 time in 170 post
Thân Mời tất cả ACE xem một câu chuyện Người hai lần chết, ....
Câu chuyện có thật, được phanh phui từ
những bí mật trong bi kịch của dân tộc Việt Nam
thời cận đại gọi là cuộc chiến tranh Việt Nam. ...




Chiến trường Quân Khu 1.


Đại lược tình hình Quân Khu 1 sau khi Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lệnh Quân Khu 4 được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu gọi về Saigon sáng sớm một ngày thượng tuần tháng 5, sau khi thất thủ hai ngày Quảng Trị.
Tướng Ngô Quang Trưởng Sau khi trở về Bộ Tư Lệnh, và cho biết phải ra Vùng 1 cấp tốc ngay buổi chiều hôm đó, 4 giờ chiều, bắt đầu khởi hành bằng vận tải cơ phản lực nhỏ của Quân Đội Mỹ.


Sau khi Tướng Ngô Quang Trưởng đi, Thiếu Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh lên thay thế chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn Quân Khu 4.


]Khi Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi lên thay thế chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn Quân Khu 4, Không có lễ bàn giao giữa hai Tư Lệnh Quân Khu, một chuyện hết sức bất bình thường vì thời gian quá cấp bách.

Những người theo Tướng Ngô Quang Trưởng ra Quân Khu 1 gồm có : Chuẩn Tướng Nguyễn Duy Hinh, Tư Lệnh phó Quân Khu; Đại Tá Lê Văn Thân, Tư Lệnh phó Sư Đoàn 7; Đại Tá Nghĩa phụ tá đặc biệt Tư Lệnh Quân Khu phụ trách phối hợp tình báo, an ninh và chiến dịch Phụng Hoàng.

Phi cơ đáp xuống sân bay Phú Bài, Huế sau gần hai giờ bay.
Một chiếc trực thăng đã bốc tất cả sĩ quan về Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Quân Đoàn I trong Thành Nội.

Đến 8 giờ tối, một lễ đơn sơ bàn giao chức vụ Tư Lệnh Quân Khu 1 và Quân Đoàn I diễn ra tại phòng Hành Quân Bộ Tư Lệnh trước sự hiện diện của các sĩ quan cao cấp Quân Khu.





Tướng Mỹ cố vấn Quân Đoàn và Bộ Tham Mưu nhỏ của Tướng Ngô Quang Trưởng, tất cả độ 10 người.
Một sĩ quan tổng quản trị đọc công điện của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu chỉ định Trung Tướng Ngô Quang Trưởng thay thế Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm làm Tư Lệnh Quân Khu, Quân Đoàn I.
Hai vị tân cựu Tư Lệnh nói vài câu vắn tắt. Thế là xong lễ bàn giao.

Tối hôm đó, sau bữa cơm, Tướng Ngô Quang Trưởng cho lệnh Chuẩn Tướng Nguyễn Duy Hinh Tham Mưu Trưởng Bộ Tư Lệnh Tiền Phương thế cho Đại Tá Hoàng Mạnh Đán trở về chức vụ Tham Mưu Trưởng Quân Khu ở Đà Nẵng.
Đại Tá Lê Văn Thân làm phụ tá hành quân, Đại Tá Nghĩa là phụ tá đặc biệt, Trung Tá Đức làm Chánh Văn Phòng tại Quân Khu 4 cũng đi theo ra Quân Khu 1 và giữ chức vụ Chánh Văn Phòng như cũ..



.








[/center]
Back to top
hoainho
Wed Jan 10 2018, 07:37AM


Registered Member #44
Joined: Wed Oct 22 2014, 01:34PM

Posts: 3392
Thanked 195 time in 170 post
Thân Mời tất cả ACE xem một câu chuyện Người hai lần chết, ....
Câu chuyện có thật, được phanh phui từ
những bí mật trong bi kịch của dân tộc Việt Nam
thời cận đại gọi là cuộc chiến tranh Việt Nam. ...




Chiến trường Quân Khu 1.


Đại Tá Nghĩa với tư cách phụ tá đặc biệt, phụ trách phối hợp hoạt động tất cả cơ quan tình báo và an ninh quân sự cũng như dân sự tại Quân Khu 1.
Lần nầy Đại Tá Nghĩa không phụ trách chiến dịch Phụng Hoàng như ở Quân Khu 4 mà lãnh một nhiệm vụ mới:


Là chiến tranh ngoại lệ gồm một lô những chuyện lẩm cẩm như tổ chức đánh du kích sau hậu tuyến địch, chiến tranh tâm lý và các đòn lừa địch mà trong binh thư Mỹ gọi là COVER AND DECEPTION OPERATION gọi tắc là C&D Operation.

Đại Tá Nghĩa nghe lệnh mà lầm thầm trong bụng, đây đúng là chiến tranh của người nghệ sĩ.
Không có tiếng kèn xung phong chứng kiến hàng hàng lớp lớp chiến xa, phi cơ rót cái chết vào đầu địch.
Ngược lai đó là chiến tranh chất xám, vũ khí là bộ óc sáng tạo, đấu trí với địch trong bóng tối.
Mình giỏi thì nó chết, ngược lại dở hơn nó thì chết mà không có được một bằng tưởng lục.
Khó quá nhỉ, mà cũng thú nhỉ!


Sau một đêm ngủ mê vì quá mệt mỏi, Đại Tá Nghĩa thức sớm, mượn một chiếc xe Jeep của Tổng Hành Dinh ra phố để “thăm dân cho biết sự tình”.
Nhiệm vụ trước mắt đòi hỏi phải báo cáo ngay cho vị tân Tư Lệnh biết tinh thần binh sĩ, tinh thần dân chúng, tình hình tại Huế ra thế nào.

Xe ra khỏi Thành Nội, nơi đóng Bộ Tư Lệnh Tiền Phương, chạy ra phố chánh chạy dọc sông Hương là đường Trần Hưng Đạo.





Trước mặt, đây là phố buôn bán sầm uất nhất của Huế với khu nhộn nhịp là chợ Đông Ba.
Trước đây, Đại Tá Nghĩa có dịp thăm viếng Huế nhiều lần. Hôm nay, ông Nghĩa cảm thấy mình như đang chạy xe trong một thành phố xa lạ, Huế đẹp và Huế thơ thuở nào đã biến mất.



Tiếng đại bác thỉnh thoảng vang lên ở xa là âm thanh sống động, còn nơi đây, có vẻ là đất chết.
Lần lần Nghĩa ý thức được thực tế phũ phàng, thành phố mến yêu nầy đang trong cảnh hấp hối.

Thực là đáng buồn và đáng sợ làm sao khi đi trong một thành phố như thế.
Nhà nhà đóng cửa có lẽ với tỷ lệ 98% từ Thành Nội đến ngoại thành.


Dân chúng Huế đã quá kinh sợ những kỷ niệm đẫm máu của trận Mậu Thân.
Họ sợ, quá sợ là khác.
Có thể trong nhà đóng cửa đó còn có một người ở lại coi chừng hay là chủ nhà chưa kịp chạy đi Đà Nẵng vì sợ tai nạn trước mắt do một số lính thất trận từ Quảng Trị chạy về biến thành cướp.


Ngoài đường thỉnh thoảng một người hoặc một tốp vài người xuất hiện, không hẳn là lính vì quân phục không còn vẻ quân phục nhưng cũng không phải là dân.Họ trông mệt mỏi với bộ mặt thiểu não, râu không cạo, quần áo đầy bùn đất.
Trong người họ chỉ còn chút sống động là đôi mắt.
Phần đông đôi mắt lờ đờ của những con chim bị đạn, có đôi mắt hắt lên sự căm hờn không biết căm hờn thua trận hay căm hờn cấp chỉ huy, có đôi mắt rực lên ánh lửa giết người của bọn cướp.
Mà đúng là cướp thật, bọn cướp giả dạng là lính Việt Nam Cộng Hoà.



Đại Tá Nghĩa mới vừa nghe kể chuyện, một đại úy bị một chú Biệt Động Quân chỉa súng vào bụng trấn lột đồng hồ ngay trên Cầu Mới bắc qua sông Hương.
Bọn cướp giả dạng là lính Việt Nam Cộng Hoà đó đang diễn ra dài dài trong thành phố Huế.



Tại thành phố Huế lúc bấy giờ Không còn quan, không còn lính, không còn nhà nước .


Chỉ còn lại sự hỗn loạn, vô trật tự, vô kỷ luật của một thành phố sắp nếm mùi chiến tranh, cái mùi mà dân Huế đã kinh tởn tột cùng của bốn năm trước là năm 1968 quân cộng sản bắc việt “giải phóng” Huế trong Tết Mậu Thân.










[/center]
Back to top
hoainho
Wed Jan 10 2018, 07:47AM


Registered Member #44
Joined: Wed Oct 22 2014, 01:34PM

Posts: 3392
Thanked 195 time in 170 post
Thân Mời tất cả ACE xem một câu chuyện Người hai lần chết, ....
Câu chuyện có thật, được phanh phui từ
những bí mật trong bi kịch của dân tộc Việt Nam
thời cận đại gọi là cuộc chiến tranh Việt Nam. ...




Chiến trường Quân Khu 1.

Thỉnh thoảng lại gặp một vài gia đình thường dân nghèo chạy loạn với đôi gióng gánh con cháu và đồ quần áo, mền gối, nồi niêu xon chảo.

Chiến tranh là một trò đời, giữa những người Việt và người Việt, người Việt có súng và người Việt chạy loạn.
Dân Huế lo chạy để tìm cái sống, đúng là người người chạy, nhà nhà chạy.
Người ta chen nhau, đạp nhau chạy, vì một nỗi sợ không biết từ đâu phát ra xâm chiếm mọi tâm hồn.









Ai cũng sợ vì không biết ngày mai số phận của mình ra thế nào, nhà còn không, vợ con còn không, bản thân còn nguyên vẹn hay là mất tay, mất chân và nhiều cái nữa.
Sự sợ hãi, sự hỗn loạn là một bệnh dịch lây lan nhanh chóng trong một thành phố hấp hối và làm tê liệt ý chí chiến đấu của những tay gan lì nhất.


Trong bầu không khí đó, chỉ cần một tiểu đoàn người gầy nhom, đội nón cối, đi dép râu xuất hiện tại Huế, có lẽ số phận của Quân Khu 1 đã được định đoạt kéo theo sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Hoà và sụp đổ toan tính của cặp bài trùng Nixon-Kissinger tìm một giải pháp rút lui danh dự cho Mỹ để giữ cái ghế Tổng Thống cho ông Nixon thêm một nhiệm kỳ nữa.

Đại Tá Nghĩa cảm thấy có cái gì nguy hiểm cho bản thân mặc dù là ta đang đi trong một thành phố mà Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà mình còn làm chủ.
Một cái gì rờn rợn có lẽ là sợ đang lần lần xâm chiếm Nghĩa, khiến Nghĩa vô tình đặt tay lên bá súng của khẩu Colt.
May quá tại góc đường Phan Bội Châu còn một chị bán thuốc thơm, Đại Tá Nghĩa bảo tài xế dừng xe lại bảo chị bán thuốc bán cho một gói thuốc thơm.

Chị bán thuốc vừa thối tiền vừa xuýt xoa:
] “Ơ kìa, sao ông Đại Tá còn ở đây. Cháu thấy mấy ông tá chạy về Đà Nẵng hết rồi!”




Lần nầy, Đại Tá Nghĩa cảm thấy mình như bị một cú đập mạnh vào đầu.
Cổ họng khô lai.
Tuy nhiên, phản ứng tự nhiên của một quân nhân từng gặp nguy hiểm nhiều lần giúp cho ông ta giữ được bộ mặt bình tỉnh trong lúc tim đập mạnh.
Với giọng nói, cố giữ bình tỉnh, nên gần như giả tạo, Đại Tá Nghĩa lớn giọng nói với chị bán thuốc:

– Nầy chị nói ai vậy?


– Cháu nghe nói mà còn chính mắt thấy mấy ông lớn chạy về Đà Nẵng. Nghe nói Việt Cộng gần tới rồi. Cháu bán sáng nay rồi chiều nay về Đà Nẵng bằng thuyền của bà con.

Đại Tá Nghĩa chỉ cho chị bán thuốc huy hiệu Quân Khu IV đeo trên tay áo bên trái, nói thêm:

– Tôi cho chị biết, tôi là toán quân tiền phong từ Quân Khu 4 ra đây tiếp viện.
Quân ta nhiều lắm, đông như kiến, sẽ ra đến Huế vài hôm nữa.
Cho chị biết thêm là trong đoàn quân tiếp viện có nguyên một Sư Đoàn Nhảy Dù, cả mấy chục ngàn người.



Để rồi chị coi, tụi tui làm cỏ quân cộng sản bắc việt, đuổi tụi nó về Bắc, lấy lại Quảng Trị chớ làm gì chúng đụng tới Huế được, đừng chạy tốn tiền vô ích!..














[/center]
Back to top
hoainho
Wed Jan 10 2018, 07:54AM


Registered Member #44
Joined: Wed Oct 22 2014, 01:34PM

Posts: 3392
Thanked 195 time in 170 post
Thân Mời tất cả ACE xem một câu chuyện Người hai lần chết, ....
Câu chuyện có thật, được phanh phui từ
những bí mật trong bi kịch của dân tộc Việt Nam
thời cận đại gọi là cuộc chiến tranh Việt Nam. ...




Chiến trường Quân Khu 1.


Mới ngày đầu, Đại Tá Nghĩa đã không mất công sức đi một đường chiến tranh tâm lý! Sau đó ngồi trên xe chạy đi, Nghĩa nghĩ ngay lúc nầy chỉ có cái đòn tuyên truyền xám, hay là nói láo có vẻ như thật, mới làm cho Huế lấy lại tinh thần, bỏ tâm lý chạy, từ đó tái lập được trật tự mới mong đánh đấm được. Bằng không thì chỉ biết giao số phận cho Đấng Tối Cao.


Ông Nghĩa lái xe ra vườn hoa ở bờ sông Hương, giao xe cho tài xế coi chừng, một mình xuống bậc thềm ngồi nhìn phong cảnh như một người nhàn hạ.
Sự thực Đại Tá Nghĩa không ngắm cảnh đâu.
Ông Nghĩa đến đây để cho những tư tưởng đối nghịch đang làm cho đầu ông nóng lên dịu mát bớt.
Lời chị bán thuốc đã làm cho ông sợ.
Đây là lần thứ nhì trong đời Quân Đội, Đại Tá Nghĩa bị cái sợ dằn vật.
Lần đầu tiên biết sợ là khi còn là một thiếu úy mới ra trường, lần đầu đụng chạm với thực tế chiến trường.
Dần dần cái sợ cũng quen đi rồi biến mất lúc nào không biết.
Lần nầy, có lẽ ngoại cảnh hỗn loạn, tuyệt vọng lớn quá, ông Nghĩa suy nghĩ


] “Bọn nhát chạy hết, hay là tụi nó khôn hơn mình.
Tại sao mình ở lại đây để hứng đạn.
Mình ở lại đây hy sinh liệu có thay đổi được tình hình không?
Nếu bọn cộng sản bắc việt tiến tới nữa thì mình chạy đâu?
Mình là dân Saigòn không quen địa hình địa vật ở đây.
Nếu mình chết vợ con mình ra thế nào?”


Đại Tá Nghĩa đã phì phà hết điếu thuốc thứ nhì để suy nghĩ tiếp.
Ông nghĩ ông vào Quân Đội để chiến đấu, để bảo vệ đất nước, vì người dân Miền Nam không chấp nhận sống cuộc đời
nô lệ dưới ách cộng sản bắc việt, và chiến đấu để con người Việt Nam được quyền sống như con người tự do, cái quyền thiêng liêng nhất trong tất cả loại nhân quyền.
Ông Nghĩa còn có một cái tánh là rất thương người nghèo, nhất là người buôn gánh bán bưng.
Ông cố chiến đấu để hy vọng sau nầy hết chiến tranh cuộc đời bất hạnh của người nghèo bớt bất hạnh hơn.





Những tư tưởng thoáng qua trong đầu Đại Tá Nghĩa nói lên cái yếu trong con người của mọi Quân Nhân.
Ai cũng biết sợ trước nguy hiểm, ai cũng còn ích kỷ để mạng sống của vợ con lên bàn cân để cân với số phận của toàn thể một dân tộc.

Đại Tá Nghĩa tính đến chuyện có thể đào ngũ như bao nhiều người yếu tinh thần khác.
Đang miên man với những suy nghỉ, bỗng ông chợt thấy trên đường, một người đàn ông, có lẽ dân Quảng Trị chạy loạn với đôi gióng gánh đựng bao nhiêu thứ tạp nhạp, với đôi mắt tuyệt vọng thế nào trên một gương mặt mệt mỏi, cùng hai đứa bé đi theo.
Không thấy mẹ chúng nó đâu, có lẽ đã chết đâu đây trên đường chạy loạn.
Bóng người đàn ông thất thểu trên đường như lời nguyền rủa của Thượng Đế trước cái tâm ác độc của con người.
Ánh mắt tuyệt vọng nầy đã ám ảnh Đại Tá Nghĩa trong bao nhiêu năm dài, có lẽ sẽ đeo đuổi ông ta mãi đến trọn đời.
Cũng đôi mắt tuyệt vọng nầy khiến cho một luồng điện ở đâu đó không biết xẹt qua đầu ông Nghĩa .







Trên Quốc Lộ I, năm 1972 cả một dòng thác người chạy loạn,
Dân sự và Binh Lính tiếp tục xuôi nam. Con đường đã diễn ra
một cảnh tượng tàn sát không thể nào tưởng tượng nỗi. ..










[/center]
Back to top
hoainho
Wed Jan 10 2018, 08:04AM


Registered Member #44
Joined: Wed Oct 22 2014, 01:34PM

Posts: 3392
Thanked 195 time in 170 post
Thân Mời tất cả ACE xem một câu chuyện Người hai lần chết, ....
Câu chuyện có thật, được phanh phui từ
những bí mật trong bi kịch của dân tộc Việt Nam
thời cận đại gọi là cuộc chiến tranh Việt Nam. ...




Chiến trường Quân Khu 1.

Ba chữ TỔ QUỐC, DANH DỰ, TRÁCH NHIỆM in trên mũ Đại Tá của ông Nghĩa nhập vào tiềm thức ông từ ngày ra quân trường mà ông không ngờ.
Lần nầy không biết là khói thuốc hay là dáng đi thất thểu của người chạy loạn làm cho những chữ đó từ bộ nhớ trong tiềm thức vọt lên.
Ông Nghĩa bỗng nhiên tự thấy xấu hổ với chính mình khi có những tư tưởng hèn yếu tội lỗi vừa rồi.
Ông vất thuốc đứng dậy lẩm bẩm: “Đ.M. (đây là Người Lính Việt Nam Cộng Hòa chính cống) đánh đến chết thôi!

Hoặc tao chết hoặc mày chết”.


Đại Tá Nghĩa về Bộ Tư Lệnh trình bày tình hình với Trung Tướng Ngô Quang Trưởng và đề nghị một số biện pháp khẩn cấp để giữ trật tự cho Huế và giữ tinh thần cho Quân Nhân.

Đài phát thanh, truyền hình có những lời Quân Nhân và dân chúng chuyền tai với nhau: “Ông Tướng Ngô Quang Trưởng là một người nghiêm khắc nhất về mặt kỷ luật.
Đừng giỡn mặt với ông Tướng nầy.
Đã có một số Quân Nhân đào ngũ, vô kỷ luật, cướp bóc bị bắt và bắn tại chỗ hay đưa về toà án quân sự mặt trận và đưa ra bắn liền sau khi toà kêu án.
Những Quân Nhân bỏ trốn về Đà Nẵng cũng có một số bị bắn.
Đã có nhiều đơn vị ở Bộ Tổng Tham Mưu ra Huế tiếp viện trong đó có toán Quân Nhảy Dù. Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa bắt đầu phản công.”


]Sự thật là những ngày đầu khi Tướng Ngô Quang Trưởng đặt chân lên Huế, khi hỗn loạn và cướp bóc hoành hành dữ dội, chưa có một Quân Nhân đào ngũ nào bị bắn và hình như suốt cuộc chiến cho đến khi lấy lại Quảng Trị chưa có một Quân Nhân nào bị bắt và bắn liền.
Quân tiếp viện thì chỉ có một Sư Đoàn Dù nhưng cả tháng sau mới ra tới Quân Khu 1.
Tuy nhiên có những tay tỏ vẻ thông thạo tin tức đã quả quyết thấy Lính Dù có mặt ở Gia Hội, ở Kim Long v.v..

Suốt mấy tuần đầu, Đại Tá Nghĩa đã tung ra đòn đánh giặc bằng mồm trong sự lo âu hồi hộp không biết mặt trận tan vỡ lúc nào,
sự xuất hiện của những chiếc nón cối dép râu trên cầu Trường Tiền không biết lúc nào.


May mắn cho tất cả mọi Quân Nhân trong Bộ Tư Lệnh tiền phương, cái xấu không xảy ra.
Sư Đoàn 1 Bộ Binh và Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến đã gan lì chịu đựng thêm được sự yểm trợ tối đa của Không Quân và Hải Quân Mỹ và Tổng Thống Nixon nhất định không thương thuyết trên thế yếu Sự yểm trợ của Không Quân và Hải Quân Việt Nam, các đòn tuyên truyền xám trong chiến tranh tâm lý bắt đầu có tác dụng. Tâm lý sợ, ý muốn đào thoát về Đà Nẵng đã bớt đi.


Kỷ luật quân đội, một thời xem thường, đã được mọi Quân Nhân tôn trọng.
Binh sĩ rã ngũ từ mặt trận Quảng Trị chạy về đã bằng lòng theo Quân Cảnh lên xe về trung tâm huấn luyện Văn Thánh, nơi ông Tướng Ngô Quang Trưởng làm chỗ tập trung tàn binh của đủ mọi thứ binh chủng, tái huấn luyện và ghép vào đơn vị tân lập.
Triệu chứng rõ nét nhất của sự ổn định tình hình tại một thành phố sát tiền tuyết là một số nhà đã bắt đầu mở cửa . Số đó càng ngày càng tăng thêm. Mỗi ngày Đại Tá Nghĩa phấn khởi báo cáo với vị Tư Lệnh: hôm nay ước lượng 10% nhà mở cửa so với 8% hôm qua v.v..






Ngày 28 tháng 7 năm 1972. Thủy Quân Lục Chiến đổ ra Huế
để tái phối trí lực lượng chuẩn bị tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị.









[/center]
Back to top
hoainho
Wed Jan 10 2018, 08:14AM


Registered Member #44
Joined: Wed Oct 22 2014, 01:34PM

Posts: 3392
Thanked 195 time in 170 post
Thân Mời tất cả ACE xem một câu chuyện Người hai lần chết, ....
Câu chuyện có thật, được phanh phui từ
những bí mật trong bi kịch của dân tộc Việt Nam
thời cận đại gọi là cuộc chiến tranh Việt Nam. ...




Sư Đoàn Dù và Thủy Quân Lục Chiến ra Huế đầy đủ, cuộc sinh hoạt tại đây gần như trở lại bình thường.

Sau nầy khi thấy những “nhà ái quốc” ở hải ngoại hăng tiết vịt đấu võ mồm với nhau, Đại Tá Nghĩa không ngăn được chửi thề: “Mẹ kiếp! Phải các bố đem võ mồm về Việt Nam đấu với cộng sàn thì hay biết chừng nào!
Đã ra thân ăn nhờ ở đậu nước ngoài vì mất nước mất nhà mà vẫn chưa biết nhục; vẫn hãnh diện với cái tật chia rẽ, tay nào cũng vỗ ngực chỉ có ta đây chống cộng, ta đây ái quốc, tất cả những ***** khác đều là cò mồi.
Rồi lăn vào nhau đấu võ mồm làm trò cười cho cộng sản và làm cho người bản xứ lẩm bẩm: đám nầy đều xưng chống cộng nhưng đánh nhau quá hăng thảo nào mà không mất nước!”


Đại Tá Nghĩa lần lượt thăm các “thân chủ” là những đơn vị trưởng mà ông có nhiệm vụ phối hợp công tác và nhờ sự giúp đỡ của họ vì ông thực sự chỉ có hai bàn tay không và khẩu súng Colt bên hông.
Ông Nghĩa đi thăm Đại Tá Chu Văn Sáng – Chánh sở 1 An Ninh Quân Đội, Đại Tá Dương Quang Tiếp Giám Đốc Cảnh Sát Quân Khu 1, trưởng đoàn công tác của đơn vị Tình Báo chiến trường 101 tại Quân Khu 1 Đại Tá Lê Văn Hai Chỉ huy trưởng đoàn công tác của Nha Nghiên Cứu tại Quân Khu 1, Đại Tá Phó trưỏng phòng II Bộ Tư Lệnh tiền phương, Đại Tá Phan Phiên Tham mưu phó Chiến Tranh Chính Trị, Đại Tá Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại Tư Lệnh Hải Quân Vùng I, Đại Tá Nguyễn Đức Khánh Tư Lệnh Sư Đoàn I Không Quân.



Mặt trận ổn định đã dần dần đưa đến sự thay đổi tương quan lực lượng khi vị Tư Lệnh chiến trường có thêm Sư Đoàn Dù đầy đủ tại Huế, cộng thêm một Liên Đoàn Biệt Động Quân, một Thiết Đoàn Chiến Xa M48 tối tân hơn M41, nhiều Tiểu Đoàn pháo tự hành 175 ly có tầm bắn xa tương đương với pháo 122 ly và 130 ly của địch.

Trên mặt trận phía Tây, các đơn vị Sư Đoàn 1 Bộ Binh lần lượt tái chiếm các vị trí đã mất trước kia sau nhiều trận giao tranh đẫm máu.
Nổi bật nhất là trận tái chiếm căn cứ Bastogne.
Nhờ chiếm lại các vị trí nầy mà Bộ Tự Lệnh tiền phương mới hết bị pháo kích.
Ở mặt trận Bắc,
quân cộng sản bắc việt đã trở lại thế thủ và không ảnh cho thấy họ tổ chức các công sự phòng thủ vững chắc tại vị trí họ chiếm đóng từ sông Thạch Hãn đến sông Mỹ Chánh .


Lực lượng phòng thủ của bọn chúng khoãng trên một quân đoàn, chia làm hai bộ phận.
Bộ phận tiền tuyến cỡ hai sư đoàn.
Sau một thời gian bị hao hụt trong tác chiến, bộ phận tiền tuyến lui về tuyến sau để cho hai sư đoàn khoẻ lên thay.


Trên mặt trận chỉ có giao tranh lẻ tẻ của hai bên làm nhiệm vụ thám sát.
Trận chiến chính yếu diễn ra giữa pháo binh đôi bên.
Theo sự ước tính của Phòng 2 Bộ Tư Lệnh tiền phương, số đạn pháo hai bên rót vào trận địa của nhau như sau: bên Việt Nam Cộng Hòa 60000 quả trung bình mỗi ngày gồm đủ loại pháo trên bờ và dưới biển chưa kể bom của Không Quân chiến thuật và phi vụ B52.

Phía quân cộng sản bắc việt, mỗi ngày bắn khoảng 10000 quả.
Trên một trận địa nhỏ hẹp như khu vực Quảng Trị, hoả lực pháo binh của đôi bên sử dụng thật là khủng khiếp và không kém một mặt trận nào trong Đệ Nhị Thế Chiến.






Về Đại Tá Nghĩa, ông bận rộn với cuộc chiến tranh phi quy ước bên lề cuộc chiến quy ước.
Ông nhờ Đại Tá Phan Bá Hoà, tỉnh trưởng Quảng Trị giới thiệu để tuyển mộ một số dân vệ tỉnh Quảng Trị chạy thoát được về Huế.

Những chiến sĩ tình nguyện nầy được huấn luyện đánh du kích, võ trang nhẹ nhàng, sau đó thâm nhập trở lại Quảng Trị
đang bị quân cộng sản bắc việt chiếm đóng để khuấy rối hậu phương địch.

Đại Tá Nghĩa còn vươn cánh tay chiến tranh ngoại lệ ra xa trên đường mòn Hồ Chí Minh, phía sườn Tây của chiến trường với các toán Biệt Kích Dù của Đại Tá Hai.
Người ngoài cuộc không rành tổ chức chiến đấu bí mật nầy gọi chung một danh từ là “biệt kích dù”.
Đây là những con người can trưòng được huấn luyện đặc biệt, trang bị đặc biệt.









[/center]
Back to top
hoainho
Wed Jan 10 2018, 08:31AM


Registered Member #44
Joined: Wed Oct 22 2014, 01:34PM

Posts: 3392
Thanked 195 time in 170 post
Thân Mời tất cả ACE xem một câu chuyện Người hai lần chết, ....
Câu chuyện có thật, được phanh phui từ
những bí mật trong bi kịch của dân tộc Việt Nam
thời cận đại gọi là cuộc chiến tranh Việt Nam. ...




Những Chiến Sĩ này hoạt động từng toán 4 đến 5 người do một Sĩ Quan cấp Úy chỉ huy.
Và được đưa vào hậu tuyến địch bằng cách nhảy dù hay được xâm nhập bằng trực thăng khi địa hình cho phép. Nhiệm vụ các toán nầy là quan sát các đơn vị, cơ sở địch và báo cáo về bộ chỉ huy để nơi nầy liên lạc với Trung Tâm Hành Quân Quân Đoàn cho phi cơ oanh kích.
Nơi nào nằm trong tầm pháo binh thì dùng pháo tiêu diệt.


Họ còn có nhiệm vụ phá hoại các cơ sở chỉ huy, các kho tiếp tế, đạn dược của địch cũng như khi cần thì đặt mìn trên các trục giao thông của địch.
Sự thiết kế để mở một cuộc hành quân biệt kích như vậy rất phức tạp, từ nghiên cứu không ảnh, nghiên cứu địa hình, bãi đáp, cách thức xâm nhập, hệ thống liên lạc, xuất thoát.
Về phần kỹ thuật thiết kế hành quân do Bộ Tham Mưu của Đại Tá Hai đảm nhiệm.
Những khu vực hoạt động, nhiệm vụ riêng biệt, phối hợp hoạt động do Đại Tá Nghĩa ấn định với Đại Tá Hai theo nhu cầu chiến trường của Trung Tướng Ngô Quang Trưởng.

Ngoài những toán đang hoạt động thực sự, Đại Tá Nghĩa còn có 5 toán giả để chơi trò hư thực với địch.
Những toán giả nầy cũng liên lạc với bộ chỉ huy và thỉnh thoảng nhận lệnh từ bộ chỉ huy như các toán thực.
Đại Tá Nghĩa được tình báo bạn cho biết là
phía quân cộng sản bắc việt có một toán tình báo kỹ thuật do Tiệp Khắc yểm trợ để yểm trợ cho chiến trường Trị Thiên. .

Nhiệm vụ của toán nầy là tìm vị trí các đài phát thanh vô tuyến và giải mã các công điện mật.
Họ đúng là đồng nghiệp của Phòng 7 Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Dọc bờ biển của địch, Đại Tá Nghĩa đã tung các toán người Nhái biệt kích của Liên Đoàn Người Nhái Hải Quân để thu thập tin tức và phá hoại.
Công tác của các toán người Nhái nầy được Trung Tướng Ngô Quang Trưởng đánh giá cao.

Về phưong tiện hoạt động, Đại Tá Nghĩa có một bộ tham mưu nhỏ gồm hai sĩ quan do Sở 1 An Ninh Quân Đội biệt phái là Thiếu Uý (sau lên Trung Úy) Trúc và Đại Uý Vệ và bốn Hạ Sĩ Quan do Phòng An Ninh Quân Đội của Bộ Tư Lệnh tiền phương lựa lọc và thanh thoả an ninh.





Thật may cho Đại Tá Nghĩa, hai sĩ quan biệt phái tuy mới lần đầu làm việc với ông ta, tỏ ra là những cộng sự viên đắc lực, tận tâm với công việc giao phó, làm việc hết mình nhất là trong bầu không khí chiến tranh, việc làm không giờ giấc, có việc là phải làm.
Bộ tham mưu chiến tranh ngoại lệ nầy ít người đến mức không ai ngờ lại là công cụ hết sức hữu hiệu giúp cho Đại Tá Nghĩa điều hành những mặt trận khác nhau của trận chiến tranh kỳ cục nầy.

Giờ giấc làm việc của Đại Tá Nghĩa cũng kỳ cục như công việc của ông.
Buổi sáng, sau khi nghe thuyết trình về tình hình địch bạn trong 24 giờ qua, ông Nghĩa đi làm việc với các “thân chủ” khác nhau ở nhiều địa điểm khác nhau trong thành phố.
Người ngoài cuộc có lẽ lấy làm lạ, sao có một viên đại tá của Bộ Tư Lênh Nghĩa không có việc làm, chạy rong chơi ngoài đường như thế nầy.
Buổi chiều, ông ngồi ở bàn giấy kế bên bàn của Chánh Văn Phòng trong phòng lớn dùng làm văn phòng Tư Lệnh vừa là phòng chờ đợi.


Khách đến thăm Trung Tướng Ngô Quang Trưởng đủ hạng người, đa số là chỉ huy trưởng đơn vị.
Ngoài ra còn phóng viên báo chí, truyền thanh, truyền hình quốc tế và trong nước.
Thỉnh thoảng có những nhân vật cao cấp của Bộ Tổng Tham Mưu, các nhân vật chính trị, các đoàn thể nhân dân ủy lạo binh sĩ.
Khi ngồi chờ đợi được vị Tư Lệnh chiến trường tiếp, có lẽ họ ngạc nhiên thấy trong phòng đó có một viên đại tá hình như rỗi việc nhất tại Bộ Tư Lệnh, nơi mà mọi người làm việc tất bật.
Viên sĩ quan nầy, trước mặt là một chồng báo, ngồi đọc báo một cách an nhiên tự tại, thỉnh thoảng ngừng phì phà vài hơi thuốc.
Ít có ai đến tiếp xúc chuyện vãn với ông ta. Trông ông ta giống như mấy người ăn không ngồi rồi, vào công viên, ngồi trên băng đọc báo, thưởng hoa.


Người nào có làm việc trong Bộ Tư Lệnh dưới quyền Trung Tướng Ngô Quang Trưởng mới biết ông ta nghiêm khắc thế nào đối với thuộc cấp trong giờ làm việc.
Đừng nói chi ngồi đọc báo, chỉ tụm lại đấu láo vài câu cho đầu óc thư thả khi làm việc quá nhiều cũng ít có sĩ quan tham mưu nào dám làm trong bầu không khí “làm việc hết mình” tại Bộ Tư Lệnh tiền phương...











[/center]
Back to top
Go to page       >>   

Jump:     Back to top

Syndicate this thread: rss 0.92 Syndicate this thread: rss 2.0 Syndicate this thread: RDF
Powered by e107 Forum System uses forum thanks
Online
Members: 0

Click To Show - Guests: 2

Click To Show - Last Seen

Click To Show - Newest Members

Đây là một diễn đàn tự do nên Diễn đàn không chịu trách nhiệm các bài viết của các Thành viên